Giải đáp những thắc mắc hàng ngày về Da liễu

Mời bạn đọc theo dõi tư vấn trực tuyến cùng chuyên gia.
Da liễu

Nếu da bạn dầu, nhiều mụn đầu đen và lại sưng to đau thì nhiều khả năng bạn đã bị bệnh trứng cá rồi chứ không chỉ đơn giản là mụn đầu đen nữa. Bạn nên đi khám bác sỹ da liễu để được điều trị trứng cá và dự phòng mụn đầu đen sớm nhé! Các mụn sưng to đau của bạn rất có thể để lại sẹo nếu bạn không chữa sớm.

Không biết các đốm màu này có gây khó chịu gì cho chị không? Có một số vấn đề tại vùng môi có hiện tượng tương tự như chị tả ví dụ bệnh viêm môi tuyến. Chị nên đến khám cơ sở da liễu gần nhất để được chẩn đoán xác định vấn đề này nhé!

Các chấn thương như bạn tả cần nhiều thời gian để hồi phục. Để cẩn thận với vùng mặt, bạn nên đến cơ sở y tế khám cụ thể để khám, chiếu chụp (nếu cần) đánh giá độ sâu của chấn thương mới biết nên xử lý thế nào. Nếu là một chấn thương phần mềm nhỏ, bác sỹ sẽ không chích rạch gây sẹo xấu cho bạn đâu. Việc bạn matxa hàng ngày cho chấn thương đó tan đi có thể sẽ tăng chấn thương lên đấy.

Các vết thâm đen trên mặt có rất nhiều nguyên nhân và khả năng điều trị khác nhau với các phương pháp hoàn toàn khác nhau. Tàn nhang và da sạm đã là hai vấn đề khác biệt rồi. Bạn nên đến khám bác sỹ da liễu để được chẩn đoán chính xác vấn đề thâm đen trên mặt bạn là bệnh lý gì. Trong trường hợp chưa sắp xếp được đi khám, cách tốt nhất để vết thâm đen trên mặt đỡ nặng lên và có thể giảm một chút là chống nắng thật tốt.

Việc sau chấn thương móng có thể lên lại hay không phụ thuộc vào độ sâu của chấn thương và việc chăm sóc sau chấn thương. Bạn nên đến cơ sở da liễu để được chăm sóc vết thương và đánh giá chính xác hơn độ sâu của chấn thương. Bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn hơn khi khám vết thương của bạn.

Không biết bạn đã bị như vậy lâu chưa và đã khám chữa ở đâu, đơn thuốc thế nào. Nếu do vi khuẩn đơn thuần thì bệnh sẽ đáp ứng nhanh với thuốc kháng sinh và ít khi tái phát tại chỗ cũ lắm. Bạn nên ngừng thuốc bôi và đến cơ sở da liễu để xét nghiệm chẩn đoán lại khi đang có bị ngứa trở lại nhé!

Bệnh lang ben rất hiếm khi lên toàn thân. Nếu bạn chưa được bác sỹ da liễu khám chẩn đoán xác định thì bạn nên đi khám sớm. Nếu đúng là lang ben thì bệnh sẽ đáp ứng rất nhanh với thuốc điều trị và không ảnh hưởng đến vấn đề cho bú đâu.

Mình cũng đang chưa nghĩ ra thuốc oxyt là thuốc gì. Trong trường hợp này, bạn nên quay lại bác sỹ đã kê đơn để được tư vấn kỹ hơn về thuốc.

Hồng ban nút là một bệnh do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể liên quan đến dị ứng. Tuy nhiên, hồng ban nút thường đáp ứng nhanh với thuốc. Không biết bạn đã được chẩn đoán xác định bệnh ở đâu và điều trị bao lâu rồi mà chưa thuyên giảm? Bạn nên đến cơ sở da liễu, mang theo tất cả đơn cũ ngay khi bệnh không đỡ để được khám lại sớm nhé!

Bệnh vảy nến cho đến nay chưa có thuốc chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc đúng cách, bệnh rất đáp ứng với các thuốc hiện có. Bệnh vảy nến được bộ y tế rất quan tâm vì tính chất mạn tính không khỏi nên bạn có thể chuyển bảo hiểm lên tuyến chuyên khoa để quản lý bệnh kéo dài. Nhất là khi đã bị khắp người thì có thể bạn đã cần dùng thuốc toàn thân rồi. Ăn uống tắm gội sẽ không đỡ bệnh được nhiều nữa.

Virus herpes thường hay tái phát. Với những trường hợp tái phát nhiều, bác sỹ da liễu có thể sẽ kê đơn thuốc kháng virus dự phòng cho bạn. Bạn nên đến cơ sở da liễu gần nhất để bác sỹ hỏi bệnh và kê đơn cho bạn nếu cần dự phòng nhé!

Có nhiều bệnh lý có thể gây ra các lỗ nhỏ như bạn mô tả ở gót bàn chân ví dụ như tổ đỉa, hạt cơm hoặc chai chân… Các lỗ này gây cho bạn rất khó chịu rồi, bạn nên đến cơ sở da liễu gần nhất để bác sỹ khám trực tiếp mới có thể chẩn đoán bệnh được.

Có rất nhiều bệnh gây mụn trên khuôn mặt. Hay gặp nhất có thể kể đến bệnh trứng cá hoặc viêm da tiếp xúc. Các bệnh này điều trị rất khác nhau. Bạn nên đến cơ sở da liễu gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm nhé!

Không biết bạn Trí bị da khô và nứt nẻ ở vị trí nào trên người vì mỗi vị trí khác nhau sẽ có các kem dưỡng ẩm khác nhau để phòng ngừa. Trong trường hợp khô và nứt nẻ nhiều, có biến chứng, còn cần phải được kê đơn thuốc bôi để điều trị bệnh trước khi sử dụng các sản phẩm dự phòng khô da. Ngoài ra, bạn có thể chú ý giảm thói quen chăm sóc, tắm rửa quá kỹ, quá lâu, dùng nước quá nóng và chọn các sản phẩm tắm dành cho da khô cũng giúp dự phòng bệnh tốt.

Không biết bạn Long đã được chẩn đoán chính xác là nấm bẹn hay chưa và phòng ngừa bằng phương pháp nào? Bệnh nấm bẹn nếu được bác sỹ da liễu chẩn đoán chính xác sẽ được điều trị khỏi với thuốc chống nấm đường bôi và đường uống trong thời gian ngắn và được kê đơn duy trì để phòng tái phát. Bạn nên đến cơ sở da liễu gần nhất để được kê đơn điều trị khỏi và dự phòng tái phát nhé! Bệnh rất hay tái phát.
-
ĐAU BUỐT từ lưng đến gót chân, tê bì chân tay vì THOÁI HÓA CỘT SỐNG, THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM. Ông ấy đã cải thiện nhờ…
-
Tôi nuối tiếc khi vợ bị parkinson mà không biết cách này sớm hơn
-
Công nghệ nội soi dạ dày đại tràng NBI- 5P: 4 điều làm nên điều khác biệt
-
Giải pháp tối ưu khi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Lời khuyên của giám đốc Bệnh viện K dành cho người bệnh ung thư
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
trần ngọc (0856532228)
Huỳnh Duy Kha (huynhduykha2001@gmail.com)
Trish (hongoanh018@gmail.com)
Hoàng Long (hoanglong.96.kute@gmail.com)
Nguyễn Thị Lương (hienluong30011990@gmail.com)
Lê Thị Thu Huyền (leh2003hihi@gmail.com)
Đinh Thuần (Dinhvanthuan2k2@gmail.com)
Nguyễn thị thanh (Thanh1995 @gmail.com)
Nguyễn thảo ny (Nguyenthaony44@gmail.com)
Trần Hồng Tuyết (trumlasatzzz@gmail.com)
Mộc linh chi (Tramyloveexo@gmail.com)
Nguyễn toàn (Nguyentoan1284@gmail.com)
Nguyễn Ngọc Nga (nguyenran35@gmail.com)
Lê quốc nguyên (Nguyenvjp2014@gmail.com)