Giải đáp những 'bí ẩn' của quá trình rụng trứng

12-04-2022 06:48 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Hiểu được chu kỳ kinh nguyệt và cách thức hoạt động của quá trình rụng trứng không chỉ là chìa khóa cho kế hoạch hóa gia đình mà còn giúp phụ nữ chủ động, không lo lắng những chuyện ngoài ý muốn khi quan hệ tình dục.

1. Thế nào là rụng trứng?

Rụng trứng là hiện tượng xảy ra hàng tháng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nó thường diễn ra vào khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh 28 ngày. Trong quá trình này, trứng được phóng thích từ một trong các buồng trứng của phụ nữ và đi từ ống dẫn trứng đến tử cung.

Việc trứng rụng không phải là một sự xuất hiện tự phát, các yếu tố khác nhau diễn ra trước khi rụng trứng. Các nang ở một trong các buồng trứng bắt đầu trưởng thành từ ngày 6 đến ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt.

Vào khoảng ngày 10 và 14, một quả trứng phát triển từ một trong những nang trứng này, sau đó sẽ được phóng thích từ buồng trứng vào ngày thứ 14.

Một số phụ nữ không nghĩ nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc theo dõi quá trình rụng trứng. Nhưng sự rụng trứng đóng một vai trò lớn trong việc thụ thai. Vì vậy, nếu đang lập kế hoạch sinh con hoặc chưa có ý định sinh con, phụ nữ nên biết thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu.

2. Điều gì xảy ra trong thời kỳ rụng trứng mỗi tháng?

Rụng trứng kéo dài bao lâu mỗi tháng? - Ảnh 2.

Ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.

Mỗi tháng trong thời kỳ rụng trứng, một quả trứng thường được phóng ra. Nhưng một số phụ nữ có thể giải phóng nhiều hơn một quả trứng trong vòng 24 giờ. Sau khi trứng rụng, trứng trưởng thành sẵn sàng để được thụ tinh với tinh trùng, dẫn đến thụ thai và mang thai.

Nếu không hiểu đầy đủ về rụng trứng và vai trò của nó trong việc mang thai, nhiều phụ nữ nghĩ rằng mình có thể mang thai bất cứ lúc nào trong tháng. Nhưng thực tế là chỉ có khả năng thụ thai vài ngày trong một tháng nhất định, vào khoảng thời gian rụng trứng.

3. Thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu mỗi tháng?

Một chu kỳ rụng trứng bình thường kéo dài trong khoảng 24 giờ mỗi tháng. Một khi trứng được giải phóng khỏi buồng trứng, nó sẽ chết hoặc tiêu biến trong vòng 12 đến 24 giờ nếu không được thụ tinh. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, trứng và niêm mạc tử cung sẽ rụng. Điều này dẫn đến chảy máu kinh nguyệt khoảng hai tuần sau đó.

Mặc dù rụng trứng là một ngày xảy ra mỗi tháng, nhưng đừng nghĩ rằng chỉ có thể mang thai một ngày trong tháng. Sự thụ thai có thể xảy ra trong vòng sáu ngày, năm ngày trước khi rụng trứng và ngày rụng trứng.

Điều này là do tinh trùng có thể sống trong cơ thể phụ nữ đến năm ngày. Nếu giao hợp một vài ngày trước khi rụng trứng hoặc trong thời gian rụng trứng, có thể có tinh trùng còn lại trong cơ thể để chào đón trứng khi nó di chuyển xuống ống dẫn trứng.

Sự thụ thai diễn ra trong ống dẫn trứng, không phải tử cung. Trứng không được thụ tinh sẽ tiêu biến sau một ngày, nhưng trứng đã thụ tinh sẽ tiếp tục hành trình đi xuống ống dẫn trứng vào tử cung. Trứng đã thụ tinh làm tổ hoặc bám vào tử cung từ 6 đến 10 ngày sau khi thụ thai.

4. Dấu hiệu rụng trứng

Rụng trứng kéo dài bao lâu mỗi tháng? - Ảnh 4.

Thay đổi trong chất lỏng ở cổ tử cung là một trong những dấu hiệu rụng trứng điển hình.

Một số phụ nữ rụng trứng mà không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào của cơ thể, nhưng những người khác có thể nhận biết dấu hiệu rụng trứng. Điều quan trọng là phải lập kế hoạch giao hợp trong những ngày thụ thai nếu bạn đang có ý định sinh con.

Có nhiều cách để biết khi nào đang rụng trứng:

Tìm những thay đổi trong chất lỏng cổ tử cung: Nếu phụ nữ nhận thấy cổ tử cung tiết dịch hoặc chất lỏng, đây là dấu hiệu cho thấy đang rụng trứng hoặc quá trình rụng trứng sẽ xảy ra trong vài ngày tới. Dịch cổ tử cung có thể xuất hiện trong suốt, ẩm ướt, co giãn hoặc thành chuỗi. Nó có thể trông tương tự như lòng trắng trứng.

Kiểm tra sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể: Điều này đề cập đến nhiệt độ khi đang nghỉ ngơi. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng nhẹ trong thời kỳ rụng trứng. Vấn đề duy nhất của phương pháp này là một số phụ nữ không cảm thấy nhiệt độ cơ thể cao hơn cho đến hai hoặc ba ngày sau thời điểm thụ thai. Vì vậy, vào thời điểm nhận thấy thân nhiệt cơ bản tăng lên, có thể quá trình rụng trứng đã xảy ra.

Cùng với những thay đổi về dịch cổ tử cung và nhiệt độ cơ thể cao hơn, các dấu hiệu rụng trứng khác có thể bao gồm:

5. Các yếu tố ngăn cản sự rụng trứng

Rụng trứng kéo dài bao lâu mỗi tháng? - Ảnh 5.

Buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng

Một số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không rụng trứng do các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng. Chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang, mức độ hormone sinh dục estrogen và progesterone của phụ nữ bị mất cân bằng. Điều này dẫn đến sự phát triển của các khối u nang buồng trứng (các khối lành tính trên buồng trứng). Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản, chức năng tim và ngoại hình của phụ nữ.

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hoạt động cũng có thể làm ngừng rụng trứng, cũng như gây mãn kinh sớm. Tương tự như vậy, một số phụ nữ không rụng trứng khi bị căng thẳng. Nếu gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc nếu nghĩ rằng mình không rụng trứng, phụ nữ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra khả năng sinh sản.

Hãy nhớ rằng, ngay cả khi không rụng trứng thì phụ nữ vẫn có thể có kinh mỗi tháng. Điều này là do niêm mạc tử cung sẽ dày lên và chuẩn bị cho sự xuất hiện của trứng bất kể có rụng trứng hay không.

Nếu không rụng trứng, sẽ vẫn rụng niêm mạc tử cung và có máu kinh. Nhưng chu kỳ kinh nguyệt có thể nhẹ hơn và ngắn hơn bình thường. Chu kỳ ngắn hoặc dài có thể là dấu hiệu cho thấy không rụng trứng. Hầu hết phụ nữ có độ dài chu kỳ bình thường từ 28 đến 35 ngày là rụng trứng.

Nhận biết các dấu hiệu rụng trứng để xác định thời điểm dễ thụ thaiNhận biết các dấu hiệu rụng trứng để xác định thời điểm dễ thụ thai

SKĐS - Nếu cặp đôi đã sẵn sàng làm cha mẹ thì việc cần biết khi nào là thời điểm chín muồi để thụ thai rất quan trọng. Khi đó người phụ nữ sẽ phải chọn đúng thời gian của mình.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi kết hôn



Bác sĩ Quang Dương
Ý kiến của bạn