Mời bạn đọc theo dõi tư vấn trực tuyến cùng chuyên gia.
Hỏi: Chào Bác sĩ! Cho em hỏi giờ em bị khạc đờm và khó thở, còn thấy trong người cứ khó khó thế nào ấy vậy là em bị mắc bệnh gì hả Bác sĩ?
Sđt: 841629226330
Trả lời: Qua lời kể, vấn đề sức khoẻ của anh/chị chưa thật sự rõ ràng. Những vấn đề được kể ra của anh/chi cũng có rất nhiêu nguyên nhân. Ví dụ như khi thời tiết thay đổi không khí khô hanh có thể gây cho chúng ta cảm thấy như vậy, thậm chí vấn đề này cũng xẩy ra liên quan với tâm lý. Để có thể tìm nguyên nhân và giải quyết hợp lý (vì chúng ta cứ mua thuốc uống thôi cũng rất tốn kém mà chưa chắc đã giải quyết được), tôt nhất anh/chị nên đến các cơ sở y tế cấp quận/huyên (hoặc tỉnh/thành phố) để xin khám xác định vấn đề, cũng như được hướng dẫn cách xử trí hợp lý.
Hỏi: Chào Bác sĩ! Tôi năm nay 50 tuổi bị ho kéo dài. Tôi đã khám chụp phim phổi, điều trị nhiều loại kháng sinh không khỏi. Ho nhiều nước bọt và rất ít đờm không sốt, không khó thở. Vậy tôi cần khám ở đâu và điều trị thế nào cho khỏi?
Bạn đọc Sđt: 84912224232
Trả lời: Vấn đề của bác hiện nay là ho kéo dài, ho không có đờm, không sốt, không khó thở. Ho kéo dài cũng có một số nguyên nhân khác nhau, bác không nên dùng kháng sinh vì sẽ không có hiệu quả. Bác có thể tự đánh giá và theo dõi theo cách sau:
Để loại trừ bệnh lao: bác cần theo dõi nhiệt độ và cân nặng trong vòng 2 – 4 tuần. Nếu trong thời gian theo dõi, bác không bị sụt cân, không có sốt (nhiệt độ cặp nách trên 37,5 độ), bác không tiếp xúc với người bị lao và phim chụp phổi không thấy hình ảnh bất thường của lao, ta có thể sơ bộ loại trừ bệnh lao.
Để loại trừ một số nguyên nhân thông thường khác: bác nên tăng cường nghỉ ngơi, ăn đủ chất đặc biệt chú ý trong chế độ ăn có nhiều loại vitamin, hạn chế các chất kích thích (thuốc lá, nước chè, cà phê...). Bác có thể dùng một số dạng thuốc ho thông thường (dùng 5 – 7 ngày) hoặc thuốc giảm ho dân gian (hoa hồng ngâm mật ong, quất ngâm đường trắng…).
Nếu sau khi áp dụng hai cách trên mà ho không đỡ, bác nên đến các phòng khám chuyên khoa Hô hấp hoặc chuyên khoa Lao – bệnh phổi (cấp quận/huyên hoặc tỉnh/thành phố) để được các bác sỹ đánh giá, tư vấn thêm
Hỏi: Thưa Bác sĩ! Cháu là nữ giới, năm nay cháu 16 tuổi nhưng cháu thường xuyên bị viêm họng mỗi khi biến đổi thời tiết? Mong Bác sĩ tư vấn giùm. Xin cảm ơn!
Mai Thị Thùy Dung 84964127347
Trả lời: Khi thời tiết thay đổi sẽ có hiện tượng nhiệt độ, độ ẩm không khí sẽ thay đổi, có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta, kể cả người lớn và trẻ em, đặc biệt dễ tác động lên đường hô hấp gây viêm mũi, viêm tai, viêm họng thậm chí viêm phổi.
Các nguyên nhân gây nên tình trạng của cháu có thể do:
Nhiễm các mầm bệnh như: vi rút, vi khuẩn hoặc
Không do nhiễm bệnh mà đơn giản là do nhiễm lạnh.
Vì vậy tốt nhất, đầu tiên là cháu cần giữ giữ ấm (ăn mặc đủ ấm, kể cả đeo khẩu trang) và ăn uống đầy đủ mỗi khi thời tiết thay đổi. Nếu tình trạng trên không cải thiện cháu nên đi khám tại cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Hỏi: Thưa Bác sĩ! Tôi bị chứng viêm xoang, họng do dị ứng với môi trường và thời tiết thay đổi. Xin hỏi Bác sĩ có cách nào trị hết được không?
Nguyên Tĩnh 84937627827
Trả lời: Như anh/chi đã biết, đúng là có tình trạng viêm xoang, viêm đường hô hấp liên quan với thời tiết và môi trường, mà ta thường gọi là dị ứng.
Hiện nay đã có một số thuốc có thể phòng được tình trạng này. Tuy nhiên, để dùng thuốc cho hợp lý sẽ cần bác sỹ chỉ định và theo dõi hiệu quả. Vì vậy anh/chi nên đến khám tại một cơ sở chuyên khoa (tốt nhất là hô hấp, hoặc Tai mũi họng, hoặc dị ứng) để được tư vấn và hướng dẫn đầy đủ.
Hỏi: Thưa Bác sĩ! Người thân của tôi được 27 tháng tuổi, là nữ giới. Mỗi khi thay đổi thời tiết là bị sưng cổ. Có đi khám thì Bác sĩ nói bị viêm amidan. Xin Bác sĩ tư vấn cho người thân tôi. Xin cảm ơn!
lan 841234567890
Trả lời: Đúng như anh/chi nhận xét mỗi khi thời tiết thay đổi trẻ em thường hay có các biểu hiện của đường hô hấp như ho khan hoặc ho có đờm, chẩy nước mũi, nghẹt mũi, thậm chí có sốt. Điều này thường xẩy ra ở trẻ em do trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, có sức đề kháng kém hơn so với người trưởng thành. Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng này:
1/ Do nhiễm các mầm bệnh: như vi khuẩn, vi rút (do nhiệt độ và độ ẩm thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho một số mầm bệnh phát triển gây bệnh).
2/ Do lạnh hoặc do cơ địa người đó nhậy cảm với sự thay đổi của thời tiết (trong dân gian vẫn hay gọi là dị ứng thời tiết).
Trong những trường hợp do lạnh hoặc do cơ địa việc quan trong nhất là cần giữ ấm và tăng cường chăm sóc.
Trong trường hợp nhiễm các mầm bệnh, người bệnh thường hay có kèm theo sốt. Nếu do nhiễm vi khuẩn cần dùng kháng sinh để giúp bệnh chóng hồi phục. Tuy nhiên nếu do vi rút cũng chỉ cần giữ ấm và tăng cường chăm sóc bệnh sẽ tự khỏi sau 3 – 5 ngày mà không cần dùng kháng sinh.
Vì vậy cách dự phòng chung là cần giữ ấm và tăng cường chăm sóc trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi, có thể dùng thêm một số loại thuốc giảm ho thông thường, hoặc các loại thuốc ho vẫn được áp dụng trong dân gian. Trong trường hợp bệnh không đỡ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp điều trị thích hợp.
Hỏi:Tôi bị bệnh hen phế quản đã 5 năm và khi thời tiết giao mùa thì bệnh nặng hơn khiến nhiều lúc tôi không thở được. Có cách nào để bệnh không nặng lên khi chuyển mùa không, thưa bác sĩ?
Trần Phương Liên (Hà Tĩnh) 841656955193
Trả lời: Đúng như chi đã nhận thấy, trong trường hợp biểu hiện của cơn hen có liên quan với thời tiết thì mỗi khi thời tiết thay đổi cơn hen lại xuât hiện. Trong trường hợp của chị càng phải được chăm sóc và theo dõi đúng cách cơn hen này.
Hiện nay đã có một số loại thuốc có tác dụng dự phòng cơn hen, kể cả thuốc dang viên và dạng khí dung. Chi nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa hô hấp để được hướng dẫn cụ thể cách phòng và theo dõi cho bản thân.
Hỏi: Xin cho tôi hỏi làm thế nào để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa? Xin cám ơn.
Duong.ns 84987020596
Thời tiết chuyển mùa (vi dụ từ thu sang đông) nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là đường hô hấp ở. Nguyên nhân có thể do:
Nhiễm các loại mầm bệnh: như vi rút, vi khuẩn (do nhiệt độ và độ ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển). Các bệnh có thể gặp ở trẻ em như viêm tai, viêm mũi, viêm họng thậm chí nặng hơn là viêm phổi
Hoặc không do nhiễm khuẩn: như do nhiễm lạnh, do độ ẩm không khí tăng… điều này thấy rất rõ ở người có cơ địa dị ứng (như người mắc bệnh hen). Nếu do nguyên nhân này thông thường người bệnh không sốt.
Vì vậy đề phòng tránh các bệnh đường hô hấp nói chung khi giao mùa cần chú ý:
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, như ăn đủ chất, căn đối các thành phần tinh bột, đạm, chất béo, rau quả, bổ sung các vitamin và khoáng chất.
Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt cần lưu ý buổi tối hoặc sáng sớm. Tuy nhiên, cũng tránh mặc quá nóng trẻ sẽ ra mồ hôi, gây lạnh.
Thực hiện vệ sinh cá nhân, như vệ sinh tay, vệ sinh miệng, vệ sinh đường hô hấp.
Hạn chế cho trẻ chơi ở những nơi đông người để hạn chế lây nhiễm các mầm bệnh, đặc biêt với những người đang có biểu hiện ốm.
Tiêm phòng đầy đủ các vắc xin hiện có để hạn chế mắc các mầm bệnh này
Hỏi: Mình rất hay bị hắt xì hơi khi thời tiết chuyển mùa, thấy mọi người bảo là mình bị viêm mũi di ứng. Xin Bác sĩ cho hỏi cách điều trị dứt điểm bệnh này. Mỗi lần hắt xì mình cảm thấy mệt và khó chịu.
Thanh Niên
Nghe qua những lời chi kể, có thể chị có vấn đề về dị ứng. Chị nên đến các phòng khám chuyên khoa (tai mũi họng, hô hấp, dị ứng) để được đánh giá cụ thể và được tư vấn cách phòng tránh, hạn chế các biểu hiện trên khi thời tiết chuyển mùa.
Hỏi: Con gái tôi 5 tháng tuổi. Mùa này, thời tiết khá thất thường, ban ngày thì nóng, chiều xuống thì lạnh. Cháu hay ra mồ hôi ở trên đầu, nhiều nhất là hai bên thái dương, tôi cởi bớt áo cho cháu nhưng sau đó cháu lại ho. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.
k0_ten 84913496686
Trả lời: Tôi hiểu những lo lắng của chi. Việc chăm sóc trẻ nhỏ sao cho đúng cách đôi khi là một áp lực tâm lý cho các bà mẹ. Tuy nhiên chị cũng đừng lo lắng quá, tốt nhất là mỗi khi chi cảm thấy thời tiết trở nên lạnh, chị nên mặc áo đủ ấm cho cháu (bản thân chị cần mặc bao nhiêu áo cũng nên cho cháu măc tương tự, điều cần chú ý là tránh cho các cháu không bị gió lùa) và hạn chế cho các cháu ra chơi ngoài trời. Khi trẻ ra mồ hôi nên dùng khăn mềm lau khô. Chi thử áp dụng những điều tôi khuyên và rút kinh nghiêm để chăm sóc cháu.