Hôm 3-4, giới quan chức của Bộ Thủy sản Indonesia đã cứu thoát hơn 300 ngư dân, hầu hết đến từ Myanmar và Campuchia, và dùng thuyền đưa họ về quần đảo lân cận Tual từ phía bắc quần đảo Benjina.
Sau khi hãng tin AP mở cuộc điều tra về vụ việc, nhà chức trách Indonesia cũng vào cuộc điều tra nạn lạm dụng lao động xảy ra trên quần đảo này và phát hiện rằng những ngư dân này thật sự đã bị lạm dụng trên các tàu đánh cá của công ty đánh bắt Pusaka Benjina Resources.
Theo lời kể của những ngư dân này, họ đã phải làm việc khổ sai như nô lệ cho công ty đánh bắt cá này. Họ bị đánh đập đã man, thậm chí bọn người của công ty này còn dùng cả vũ khí sốc điện Taser vào đoàn thủy thủ của con tàu.
Những ngư dân nô lệ này cũng cho hay công ty ở Benjana này còn có cả một bãi tha ma để nhốt những ngư dân nào phạm lỗi.
Những ngư dân bị bắt làm nô lệ trên quần đảo Benjina, Indonesia đều mong muốn được trở về nhà
Sau khi được thông báo họ có thể trở về nhà, ai nấy đều khẩn trương thu dọn đồ đạc
Nhiều ngư dân bị nhốt vào một nhà giam tại bãi tha ma của công ty Pusaka Benjina Resources
Theo những ngư dân được cứu thoát, họ được hứa hẹn về một công việc tốt ở Thái Lan, nhưng thay vào đó họ lại được đưa tới Indonesia. Tại đây, họ buộc phải làm việc tới 22 giờ một ngày mà không được phép nghỉ ngơi hay trả lương.
Trong cuộc điều tra điều tra kéo dài một năm, hãng tin AP đã dùng các dữ liệu vệ tinh để “lần theo dấu vết” của những loại hải sản được đánh bắt này. Họ phát hiện chúng được một tàu chở hàng chuyển tới Thái Lan, sau đó cung cấp cho các chuỗi cung ứng của vài thị trường và đại lý bán lẻ lớn nhất ở Mỹ.
Giới quan chức Myanmar cũng sẽ tới quần đảo Benjina và các quần đảo lân cận trong tuần tới để giải cứu thêm những người đàn ông ở đó để đưa họ về nhà.
Theo tổ chức Di cư quốc tế tuần trước cho hay ước tính có khoảng 400 đàn ông nước ngoài, trong đó có nhiều người bị bán sang hoặc làm nô lệ đang bị mắc kẹt trên các quần đảo quanh Benjina sau khi Bộ Thủy sản Indonesia ban hành lệnh cấm đánh bắt cá để ngăn chặn nạn đánh bắt cá trái phép.
Chính quyền Indonesia ước chừng những thủy thủ nước ngoài hằng năm thu hàng tỉ đô la từ việc đánh bắt hải sản trái phép trên các khu vực dồi dào nguồn cá này.