Hà Nội

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố

19-07-2024 10:16 | Xã hội
google news

SKĐS - Gần đây, trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội rác thải cồng kềnh xếp ngổn ngang trên vỉa hè, tràn xuống lề đường gây ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị và cản trở giao thông.

Tình trạng rác thải cồng kềnh đã qua sử dụng như nệm, sofa, giường, tủ, mảnh kính vỡ, cho đến phế liệu xây dựng như các bao tải đựng trạc, bê tông... nằm ngổn ngang trên vỉa hè, xâm chiếm lề đường tại nhiều tuyến phố của Hà Nội.

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 1.

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 2.

Rác cồng kềnh trên đường Nguyễn Công Hoan.

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 3.

Rác cồng kềnh trên phố Đội Cấn.

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 4.

Ghế, nệm, bồn tắm nằm chỏng trơ nhiều ngày trên hè phố Đội Cấn.

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 5.

Trên phố Trung Liệt.

Tại các tuyến đường Nguyễn Công Hoan, Đội Cấn, Giảng Võ,… (quận Ba Đình), Thái Hà, Trung Liệt,… (quận Đống Đa), rác thải cồng kềnh không chỉ án ngữ tại các điểm thu gom, bãi rác dân sinh mà còn bị vứt bỏ bừa bãi khắp nơi trên vỉa hè, lề đường, chân cầu bộ hành, cột điện…

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 6.

Rác cồng kềnh dưới chân cầu bộ hành trên phố Thái Hà.

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 7.

Phế thải xây dựng và bồn cầu vứt bừa bãi trên phố Giảng Võ (Triển lãm Giảng Võ cũ).

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 8.

Ven lề đường dẫn tại phố Văn Cao, lối dẫn lên đường Hoàng Hoa Thám.

Một số nơi như trên đường Đê La Thành (đoạn từ dốc Thành Công đến ngã tư Nguyễn Chí Thanh), cơ quan chức năng cắm biển cấm đổ rác và yêu cầu người dân phải bỏ rác đúng nơi quy định nhưng tình trạng xả rác, đặc biệt là rác thải cồng kềnh vẫn xảy ra.

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 9.

Tại đường Đê La Thành, dù có biển cấm nhưng người dân vẫn vô tư xả rác.

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 10.

Phía sau biển cấm là ghế sofa, nệm...

Anh T (quê Nam Định), làm nghề chở hàng nội thất thuê trên phố Đê La Thành, cho biết trước đây nơi này rác sinh hoạt, rác cồng kềnh chất thành đống như "núi" nhưng vài tháng trở lại đây chính quyền đã cho dựng biển cấm và tăng cường tuần tra, xử lý, vi phạm có giảm đi, một phần cũng vì người dân chuyển vào bãi tập kết rác chợ Thành Công.

Theo tìm hiểu, do khó khăn trong việc vận chuyển, bốc xếp, xử lý nên tại nhiều nơi, rác thải cồng kềnh không được các xe rác thu gom, vận chuyển đi ngay mà để tồn đọng tại chỗ, có thể là vài ngày cho đến hàng tuần.

Mặt khác, hiện nay nhu cầu xử lý rác thải cồng kềnh của người dân mỗi khi sửa sang, xây mới lại nhà cửa hoặc mua sắm đồ mới là khá lớn khi công nhân vệ sinh vừa mới dọn, người dân lại mang đến bỏ đó.

Giải 'bài toán' xử lý rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố- Ảnh 11.

Hình ảnh nhếch nhác trên phố Thành Công (đoạn dẫn ra đường Láng Hạ)

Công ty môi trường nói gì ?

Nói về tình trạng rác thải cồng kềnh tràn lan trên nhiều tuyến phố, ThS. Phạm Quốc Tuấn, Phó trưởng Trung tâm Tái chế và Truyền thông môi trường - Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), cho biết: "Urenco hiện đang thực hiện duy trì công tác vệ sinh môi trường tại 5 quận, gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Nam Từ Liêm.

Hàng tháng, Urenco thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc thu gom chất thải cồng kềnh khi có yêu cầu với khối lượng khoảng 50 – 80 m3/ tháng. Tuy nhiên, khối lượng này còn nhỏ so với khối lượng phát sinh thực tế.

Bởi vậy, hầu hết việc thải bỏ chất thải cồng kềnh của người dân trên địa bàn 5 quận nói trên đều là đổ trộm chưa đúng quy định".

Về qui chế xử lý, theo ThS. Tuấn: "Quy định về xử phạt các hành vi vi phạm về môi trường đã được cụ thể tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử phạt đổ trộm chất thải cồng kềnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc do cần sự phối hợp của toàn hệ thống, từ chính quyền đến người dân.

Thứ nhất, cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân, không thải bỏ chất thải cồng kềnh bừa bãi. Thứ hai, chính quyền địa phương tích cực kiểm tra, giám sát và xử phạt các hành vi thải bỏ không đúng quy định".

Cũng theo ThS. Tuấn, từ đầu năm nay, Urenco đã phối hợp cùng với UBND trên địa bàn 5 quận nói trên do công ty duy trì triển khai tuyên truyền về phương án và kế hoạch triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Trong đó, chất thải cồng kềnh sẽ được thu gom vào sáng thứ 7 hàng tuần tại các địa điểm do chính quyền địa phương bố trí và thống nhất khung giờ thu gom.

Tại đây, người dân tự mang chất thải cồng kềnh ra thải bỏ tại nơi quy định sẽ không phải trả phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Trong trường hợp người dân thải bỏ các ngày khác trong tuần thì có thể liên hệ số hotline của đơn vị thu gom và sẽ trả phí theo thỏa thuận giữa 2 bên.

Tin có thể bạn quan tâm:

Còn quá nhiều bất cập trong phân loại rác thải tại nguồnCòn quá nhiều bất cập trong phân loại rác thải tại nguồn

SKĐS - Từ ngày 1/1/2025, hành vi không phân loại rác tại nguồn sẽ bị xử phạt. Thế nhưng đến nay, việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt là bài toán khó giải quyết ở cả thành thị lẫn nông thôn.


Phú Linh
Ý kiến của bạn