Hà Nội

Giải bài toán thiếu điện, không thể trông chờ đi mua từ nước khác

04-01-2024 11:15 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyên gia, chống thiếu điện bằng cách nhập khẩu là không bền vững bởi nguồn nhập từ Lào hay từ Trung Quốc có tăng đi chăng nữa cũng không đáng là bao.

Chính phủ thảo luận về đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Cấp, thoát nướcChính phủ thảo luận về đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Cấp, thoát nước

SKĐS - Sáng 17/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2023 để thảo luận về các đề nghị xây dựng luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Cấp, thoát nước; Luật Điện lực (sửa đổi).

Nguy cơ thiếu điện cận kề

Ngày 2/1, chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đặng Hoàng An - Chủ tịch HĐTV EVN nhận định, để xảy ra thiếu điện trong mùa khô năm 2023 là bài học đắt giá đối với EVN và đảm bảo cung ứng điện vẫn là nhiệm vụ cam go trong những năm tới, chứ không riêng gì năm 2024.

Tổng giám đốc EVN đánh giá, năm 2023, mặc dù EVN và các đơn vị cũng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí và tiếp tục thực hiện các giải pháp để cố gắng cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần nhưng vẫn không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện, do vậy EVN tiếp tục lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp. Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An đã nhận định, năm 2023 là năm "không trọn vẹn" của ngành điện, bởi Tập đoàn đã để xảy ra tình trạng thiếu điện.

Chống thiếu điện, không thể trông chờ đi mua từ nước khác- Ảnh 2.

Thực ra nguy cơ thiếu điện tái diễn, nhất là vào năm 2024-2025, cũng được Tập đoàn Điện lực VN (EVN) nêu trong một báo cáo gửi Bộ Công thương gần đây. Theo EVN, năm 2025 miền Bắc có thể thiếu trên 3.630 MW và sản lượng khoảng 6,8 tỉ kWh trong cao điểm mùa khô (tháng 5-7) do các nguồn điện mới đưa vào vận hành rất ít, chủ yếu rơi vào thời điểm cuối năm. Thế nên, ngoài việc phải đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện để đưa điện ra Bắc, EVN đề xuất đẩy nhanh mua điện từ Lào về.

Chuyên gia năng lượng, TS Ngô Đức Lâm, nguyên cán bộ Bộ Công thương nhìn nhận, việc quản lý của ngành điện từ Bộ Công thương đến các tập đoàn thời gian qua thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành than, dầu, khí, điện. Báo cáo thiếu than trầm trọng, nhưng khi làm việc lại nói huy động đủ; thiếu điện do sự cố đường dây, máy móc bảo dưỡng; do ảnh hưởng thời tiết, thủy điện cũng mất 4.000 MW trong khi có các nhà máy năng lượng tái tạo hoàn thành xong nhưng không đưa vào vận hành do giá cả không thống nhất...

Nhưng vấn đề quan trọng, theo TS Ngô Đức Lâm, trong ngắn hạn là thiếu điện thật, còn trung hạn đến năm 2030 đã có bổ sung đầy đủ nguồn trong tổng sơ đồ 8 (Quy hoạch điện 8). Tuy nhiên kế hoạch 10 năm từ 2020 - 2030, nhưng năm 2023 mới ban hành, chậm đến 3 năm. Nay có quy hoạch rồi thì kế hoạch thực hiện vẫn chưa được thông qua.

"Chủ trương đặt ra, biện pháp thực hiện vẫn chưa có thì lo trung hạn thiếu điện là đúng. Trong khi đến năm 2030 không phát triển điện than nữa, đến 2035 ngưng điện khí và sẽ đẩy mạnh các dự án điện xanh, tái tạo với nguồn vốn từ hàng chục đến hàng trăm tỉ USD. Vốn ở đâu? Muốn lôi kéo vốn từ nước lớn, phải có chính sách để huy động vốn đầu tư nguồn điện sạch. Bên cạnh đó, nói về điện nhập khẩu, nguồn nhập từ Lào hay từ Trung Quốc có tăng đi chăng nữa cũng không đáng là bao, bởi đường dây 500 kV dẫn điện từ các nước về chỉ phục vụ các tỉnh sát biên giới. Thế nên, muốn ngành điện phát triển bền vững, vẫn phải trông chờ nội lực là chính", ông Lâm nêu quan điểm.

Ngành điện "không nên ngồi đổ lỗi cho nhau"

Ngành điện cần cơ chế đột phá đặc thù chứ không nên ngồi đổ lỗi cho nhau nữa. Nếu không có các nhà đầu tư đột phá, không có chính sách đột phá, nhà quản lý dám nghĩ dám làm… chúng ta rất khó để giải quyết bài toán thiếu điện, mà trong thực tế không thiếu được. Bởi nếu làm theo quy hoạch, mà quy hoạch phát triển điện thì không bao giờ được phép để tình trạng thiếu điện xảy ra. Tức là nguyên tắc an ninh năng lượng phải đảm bảo khi xây dựng quy hoạch rồi", ông Lâm nhấn mạnh.

Theo ông Lâm, một điểm yếu hiện nay là chưa phát triển được điện từ năng lượng tái tạo (NLTT) đúng với tiềm năng. Các chính sách thời gian qua cho NLTT đã tạo điều kiện kích thích sự quan tâm của các nhà đầu tư, chúng ta cũng đã có những nhà đầu tư có kinh nghiệm để làm điện mặt trời, điện gió… Vậy thời gian tới, chúng ta cần xây dựng chính sách cho NLTT theo cách bền vững hơn, đó là hình thành được các công ty tiên phong về NLTT, chính sách ban hành đảm bảo nhà đầu tư có lợi nhuận, Nhà nước thực hiện được các cam kết quốc tế về năng lượng xanh… Việc quy hoạch điện mặt trời, điện gió cũng cần phải tính toán bài bản hơn. Chúng ta nên tránh tình trạng chính sách giật cục, lúc thì quá nóng, khi thì quá lạnh như thực trạng phát triển NLTT thời gian qua.

"Một điều cần lưu ý, chúng ta vẫn thường nói giá điện than rẻ. Nhưng hàng năm, giá nhiệt điện than đều tăng từ 2-5% do giá than mỗi năm đều tăng. Trong khi đó, công nghệ NLTT giúp giá giảm dần, giá điện từ NLTT hiện nay so với 5 năm trước đã giảm quá nửa. Chưa kể đến việc, thời gian tới chúng ta phải nghĩ đến thị trường carbon. Tức là, phải tính thuế carbon vào giá 1kWh điện. Theo tính toán của tôi, mức thuế này vào khoảng 3-4 cent/kWh, khi đó, rõ ràng giá điện than có thể còn cao hơn cả giá điện tái tạo.

Cho nên, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đặt ra trong quy hoạch điện 8 phải tính đủ các yếu tố để so sánh giá. Nếu tính cả ô nhiễm và phát thải carbon thì giá nhiệt điện than không phải là ưu điểm nữa. Điều đó cho thấy phát triển NLTT là con đường tất yếu Việt Nam phải đi theo", TS Ngô Đức Lâm nói.

Muốn phát triển nguồn điện, giảm thiểu nguy cơ thiếu điện, cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân, trong phát điện. Để giải quyết bài toán thiếu điện trong ngắn hạn, cần mở rộng chính sách cho phát triển điện mặt trời mái nhà khu vực phía bắc, không chỉ dừng lại ở cơ chế "tự sản, tự dùng" nữa mà mở rộng ra cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ sản xuất như doanh nghiệp trong khu công nghiệp, bệnh viện, khách sạn, bến xe, nhà hàng… phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà.

Viện Dầu khí Việt Nam dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành chiều nayViện Dầu khí Việt Nam dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành chiều nay

SKĐS - VPI dự báo giá xăng bán lẻ trong nước trong kỳ điều hành ngày 4/1/2024 có thể giảm không đáng kể 62 - 120 đồng, về mức 21.118 đồng/lít (E5 RON 92) và 22.020 đồng/lít (RON 95).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 4/1: Bắc Bộ mưa rét căm căm; Nam Bộ nắng nóng gay gắt đến sớm / SKĐS



Tô Hội
Ý kiến của bạn