Giá xăng dầu tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 0,07%

29-04-2024 18:55 | Xã hội

SKĐS - Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.

Nắng nóng gay gắt ở cả 3 miền làm tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lụcNắng nóng gay gắt ở cả 3 miền làm tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

SKĐS - Trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục.

So với tháng 12/2023 CPI tháng Tư tăng 1,19% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,4%.

Theo báo cáo của tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4, so với tháng trước, CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% (khu vực thành thị tăng 0,07%; khu vực nông thôn tăng 0,08%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 08 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 03 nhóm hàng giảm giá.

Các nhóm hàng có chỉ số giá tháng 4/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước:

Nhóm giáo dục tăng cao nhất với 8,31% làm CPI chung tăng 0,51 điểm phần trăm do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,44%, làm CPI chung tăng 0,4 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,23%, trong đó lệ phí công chứng, bảo hiểm và dịch vụ khác tăng 12,59%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 7,81%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 5,37%; dịch vụ về hiếu hỉ tăng 2,65%.

Giá xăng dầu tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 0,07%- Ảnh 2.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,97% tác động làm CPI chung tăng 1,12 điểm phần trăm do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở và giá nhà ở thuê tăng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,32%, tác động làm CPI chung tăng 1,45 điểm phần trăm, trong đó nhóm lương thực tăng 15,45%; ăn uống ngoài gia đình tăng 4,37%; thực phẩm tăng 2,49%.

Nhóm giao thông tăng 4,24% làm CPI chung tăng 0,41 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giao thông công cộng tăng 49,75%, bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 4,81%; xăng dầu tăng 5,32%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,6%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm, chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống, chi phí vận chuyển tăng.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,94% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm.

Riêng chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông tháng 4/2024 giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.

So với tháng 12/2023, CPI tháng Tư tăng 1,19%, trong đó có 9 nhóm hàng tăng giá và 2 nhóm giảm giá.

Giá xăng dầu tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 0,07%- Ảnh 3.

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.

Các nhóm hàng tăng giá:

Nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng 5,49% so với tháng 12/2023, trong đó chỉ số giá xăng dầu tăng 11,63% do các đợt điều chỉnh giá từ tháng 01/2024 đến nay, làm cho giá xăng A95 tăng 2.770 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 2.730 đồng/lít; giá dầu diezen tăng 930 đồng/lít.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,99% chủ yếu do một số mặt hàng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thuốc dùng cho đường hô hấp tăng giá.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,5% chủ yếu do giá cát tăng khi thiếu nguồn cung và giá thép tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng lên; chỉ số giá nước sinh hoạt tăng 3,38%; điện sinh hoạt tăng 2,84%; gas tăng 2,19%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính tăng 1,69%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,52% do giá nhóm đồ trang sức tăng theo giá vàng thế giới, các dịch vụ về cưới hỏi, dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng.

Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 1,2% do nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,03% do giá lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,8% do nhu cầu du xuân tăng.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,51% do nhu cầu sử dụng tăng.

 Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,45%, trong đó dịch vụ giày dép tăng 2,9%; dịch vụ may mặc tăng 1,18%; giày dép tăng 0,51%; may mặc khác tăng 0,5%.

Ở chiều ngược lại, có 2 nhóm hàng giảm giá:

Nhóm giáo dục giảm 3,74% so với tháng 12/2023 do thực hiện Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ, một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,4% do một số mặt hàng điện thoại thông minh mẫu cũ giảm giá.

Lạm phát cơ bản tháng 4/2024 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 2,79% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,93%), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Xem thêm video đang được quan tâm

Video Nắng nóng gay gắt, du khách vẫn nườm nượp tham quan di tích Huế dịp nghỉ lễ.

P.Chinh
Ý kiến của bạn