Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 10h30' ngày 22/5 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 82,29 USD/thùng, giảm 0,71% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 79,26 USD/thùng, giảm 0,68% so với phiên liền trước.
Trong khi đó, tại thị trường Singapore, tại kỳ vừa qua, giá xăng thành phẩm bình quân ở thị trường này tăng so với kỳ trước.
Theo dự báo của một số doanh nghiệp xăng dầu, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (23/5) có thể tăng.
Tuy nhiên, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 80-180 đồng/lít. Ngược lại, giá dầu diesel có thể giảm 40-50 đồng/lít.
Trong trường hợp liên bộ Tài chính - Công Thương chi Quỹ BOG thì giá xăng có khả năng tăng ít hơn hoặc giữ nguyên.
Tại kỳ điều hành gần nhất (ngày 16/5), giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen.
Cụ thể, xăng E5RON92: không cao hơn 22.115 đồng/lít (giảm 508 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.020 đồng/lít;
Xăng RON95-III: không cao hơn 23.135 đồng/lít (giảm 409 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);
Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 19.873 đồng/lít (tăng 26 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);
Dầu hỏa: không cao hơn 19.908 đồng/lít (tăng 207 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);
Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 17.418 đồng/kg (giảm 85 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).
Tại kỳ điều hành này, không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 10 lần tăng, 8 lần giảm, 2 lần trái chiều.
Xem thêm video đang được quan tâm
Khi nào Miền Bắc đón nắng nóng gay gắt trở lại?