Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông linh hoạt, công suất tương đương 12 tuyến xe buýt

05-11-2021 10:09 | Xã hội
google news

SKĐS - Do công nghệ lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam nên giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ linh hoạt, áp dụng đi dài trả tiền nhiều, đi ngắn trả tiền ít.

Sau 6 năm chậm tiến độ, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức khai thác thương mạiSau 6 năm chậm tiến độ, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức khai thác thương mại

SKĐS - Chiều 4/11, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức họp báo cung cấp thông tin về kế hoạch bàn giao, khai thác vận hành giai đoạn đầu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).

Tại buổi họp báo về kế hoạch chuyển giao khai thác giai đoạn đầu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: Đúng 7h ngày 6/11, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức khai thác vận hành thương mại. 6 tháng đầu, đơn vị vận hành sẽ chạy 6 đoàn tàu, trong đó 15 ngày đầu 3 đoàn tàu chạy không ngừng nghỉ. Trong 6 tháng sau, đơn vị vận hành sẽ chạy 9 đoàn tàu, giãn cách giữa 2 chuyến là 6 phút.

Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga, với sức chở tối đa là 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường, tàu được khai thác 10 phút/chuyến, lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu lượt khách/ngày.

"Tuyến đường sắt hoạt động sẽ giúp tăng tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng, cùng 9 tuyến đường sắt đô thị khác đang xây dựng, tạo ra mạng lưới giao thông quan trọng góp phần giảm ùn tắc nội đô", ông Tuấn nhấn mạnh.

Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông linh hoạt, công suất tương đương 12 tuyến xe buýt - Ảnh 2.

Sau 6 năm chậm tiến độ, từ sáng 6/11, tàu Cát Linh - Hà Đông chính thức chở khách.

Về giá vé, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) khẳng định "có 3 điểm mới so với vận tải bằng xe buýt".

  • Thứ nhất, khách đi dài trả tiền nhiều, đi ít trả tiền ít, không tính đồng hạng. 
  • Thứ hai, đối với vé tháng được tính 30 ngày kể từ ngày mua chứ không tính theo mốc cuối tháng. 
  • Thứ ba, phát hành cả vé ngày để khuyến khích người dân trong giai đoạn đầu, kết nối du lịch trong lâu dài.

Giá vé được xây dựng trên cơ sở khuyến khích người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng và được thành phố phê duyệt. Theo đó:

  • Giá vé chặng là 8.000 - 15.000 đồng, giá mở cửa 7.000 đồng, cứ đi 1km cộng thêm 600 đồng; 
  • Giá vé ngày là 30.000 đồng. 
  • Giá vé tháng phổ thông 200.000 đồng/người, với đối tượng ưu tiên là 100.000 đồng/tháng.
Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông linh hoạt, công suất tương đương 12 tuyến xe buýt - Ảnh 3.

Từ dưới đường và bên trong các nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông có hệ thống thang máy phục vụ khách.

"Trên thế giới, khai thác đường sắt đô thị chỉ có Nhật Bản và Hồng Kông là thu đủ bù chi. Giá vé tuyến Cát Linh - Hà Đông đã bao gồm khoản trợ giá, phí mua bảo hiểm hành khách. Bắt đầu từ ngày 6/11, hành khách đầu tiên đi tàu thì hợp đồng bảo hiểm sẽ được kích hoạt ngay. Nếu xảy ra tình huống mất an toàn trong quá trình đi tàu, hành khách sẽ được chi trả bảo hiểm", ông Trường thông tin.

Hiện tại ở các nhà ga, hệ thống máy bán vé tại các nhà ga được lắp đặt, cài đặt chế độ bán vé tự động bằng song ngữ Việt - Anh.

Các quầy bán vé trực tiếp được đặt tại sảnh tầng 2 đón khách. Hệ thống thang máy, thang bộ từ đường lên tầng 2 nhà ga, bên trong nhà ga hoạt động trơn tru; hệ thống ánh sáng, biển chỉ dẫn lối đi, khu vực ngồi chờ, vệ sinh… đều trong trạng thái hoạt động tốt.

Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông linh hoạt, công suất tương đương 12 tuyến xe buýt - Ảnh 4.

Ga đầu Cát Linh và ga cuối Yên Nghĩa có nhiều tuyến xe buýt để kết nối đồng bộ với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Theo Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội, trong giai đoạn đầu khai thác, công suất vận hành của tuyến đường sắt tương đương 12 tuyến xe buýt lớn, nếu tăng vận tốc di chuyển đạt tương đương 24 tuyến xe buýt.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông do Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT làm chủ đầu tư, được khởi công từ tháng 10/2011. Tổng mức đầu tư dự án hơn 18.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Công trình đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông có tổng chiều dài chính tuyền 13,5km/h (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao) và khu Depot tại Phú Lương – quận Hà Đông. Dự án có 13 đoàn tàu.

Tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH GSXD Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.

Ngày 31/3/2021, các đơn vị thực hiện dự án bắt đầu quá trình chuyển giao, cấp cơ sở kiểm đếm, tiếp nhận và xác định trách nhiệm giữa 3 bên là chủ đầu tư, Tổng thầu Trung Quốc và phía Hà Nội.

Ngày 29/4, Tư vấn ACT của Pháp ban hành chứng nhận an toàn hệ thống cho cho Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Đến tháng 7/2021, dự án được cơ quan nhà nước chuyên ngành về cấp chứng nhận thẩm định giá an toàn hệ thống.

Ngày 29/10, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công trình xây dựng chấp nhận kết quả nghiệm thu có điều kiện, đưa công trình đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông vào khai thác đoạn đầu.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Kỹ năng cứu đuối nước an toàn từ trên bờ mùa mưa bão


Cao Tuân
Ý kiến của bạn