Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam là dịp để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm tại Đền Hùng thuộc TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Hai lễ vật không thể thiếu dâng lên các Vua Hùng là bánh chưng và bánh giầy, tượng trưng cho Trời và Đất và sự phồn thịnh của đất nước. Ngoài ra, một số sản vật trong mâm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương thường bao gồm xôi (xôi gấc hoặc xôi vò), trầu cau, gà luộc, thịt lợn, mâm ngũ quả, hương hoa, bánh khảo, bánh cốm, oản, ....
Lễ vật cúng Giỗ Tổ Hùng Vương
Sau đây là những lễ vật cơ bản trong mâm cúng dâng lên các Vua Hùng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương:
- 18 chiếc bánh dày
- 18 chiếc bánh chưng
- Nước
- Cau
- Trầu
- Rượu
- Hương hoa
- Ngũ quả
Ngoài ra, còn có thể một số sản vật khác trong mâm cúng như oản, bánh cốm, bánh khảo,...
18 chiếc bánh tượng chưng cho 18 đời vua Hùng đã có công xây dựng và giữ gìn đất nước. Theo quan niệm của dân gian, 2 loại bánh này ẩn chứa ý nghĩa vô cùng đặc biệt, tượng trưng cho sự hòa quyện giữa Trời và Đất.
Bánh giầy có hình tròn, thuộc hệ dương, tượng trưng cho bầu trời nên có màu trắng và không nhân. Còn bánh chưng có hình vuông, thuộc hệ âm, tượng trưng cho đất, hoa cỏ, cây cối nên có màu xanh, bên trong có nhân thịt và đậu xanh.
Vì thế, sự đối lập giữa âm - dương, đất - trời, vuông - tròn đã nói lên biết bao điều tốt đẹp của dân tộc. Đây chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn, công ơn sinh thành, dưỡng dục lớn lao của cha mẹ, đồng thời còn mang ý nghĩa tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắc.
Mâm cơm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà
Nghi thức cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà cần phải được đảm bảo có đầy đủ các lễ vật cơ bản. Nếu là mâm cỗ chay thì bạn cần có hai lễ vật quan trọng là bánh chưng và bánh giầy.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị hương, hoa, trầu cau, muối, gạo, nước cho cả mâm cỗ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Giỗ Tổ Hùng Vương có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù cho lễ vật nhiều hay ít thì quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm, chân thành của gia chủ.
Ngoài bánh chưng và bánh giầy, các món ăn trong mâm cúng Giỗ tổ Hùng Vương ở nhiều địa phương có thể bao gồm:
- Xôi gấc hoặc xôi vò
- Oản đỏ
- Hoa tươi
- Trái cây
- Rượu trắng
- Nhang
- Giấy tiền vàng bạc
- Gạo
- Muối
- Gà luộc
- Thịt lợn
Giá trị dinh dưỡng và công dụng với sức khỏe của những món ngon truyền thống trên mâm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Gạo nếp để làm nên bánh chưng, bánh giầy, xôi
Gạo nếp để làm ra bánh chưng, bánh giầy và xôi,... trong đông y được xem như một vị thuốc Gạo nếp được coi là "siêu thực phẩm", một thìa gạo nếp chứa một lượng lớn vitamin E, sắt, chất xơ cùng nhiều loại chất chống oxy hóa khác mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Trong 100 g gạo nếp chứa đến 1,2mg sắt, tốt cho phụ nữ sau sinh.
Gạo nếp chứa nhiều chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng,...
Trong đông y, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Đây là vị thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn nhờ tác dụng của phytin trong thành phần của gạo nếp.
Gạo nếp còn được sử dụng để làm đẹp da, nhờ vitamin E trong cám gạo nếp giúp da mịn màng, trắng sáng.
Ăn gạo nếp có công dụng phòng ngừa và điều trị thiếu máu. Các loại acid amin và nguyên tố vi lượng trong gạo nếp giúp tăng cường hấp thụ sắt khi kết hợp ăn cùng các thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc.
Một số bài thuốc trong đông y từ gạo nếp hỗ trợ viêm loét dạ dày-tá tràng, chữa liệt dương, trị thiếu máu, bồi bổ cho người mới ốm dậy, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
2. Bánh chưng
Bánh chưng là một món ăn truyền thống đã có từ thời xa xưa và đến nay vẫn là biểu tượng trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Món ăn tượng trưng cho sự hòa quyện của trời đất, là một nét văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Bánh chưng tượng trưng cho Đất, với các thành phần gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong, biểu trưng cho những sản vật nuôi trồng trên mặt đất trong nền văn hóa lúa nước.
Xét về mặt dinh dưỡng, bánh chưng có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, nguyên liệu bao gồm gạo nếp (nhóm chất bột đường); đỗ xanh; thịt lợn (nhóm chất đạm động vật và đạm thực vật; nhóm chất béo); hành củ; hạt tiêu (nhóm vitamin và khoáng chất)…,
Ngoài gạo nếp giàu chất dinh dưỡng, sắt, chất chống oxy hóa và vitamin B, E,...nhiều tác dụng chữa bệnh trong đông y, những thành phần khác như đỗ xanh, thịt lợn, lá dong cũng là các vị thuốc trong y học cổ truyền.
Thịt lợn giàu protein, hàm lượng protein của thịt lợn nạc có thể lên tới 89%, giúp cho thịt lợn trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất. Thịt lợn đặc biệt có lợi cho người tập gym, người sau phẫu thuật hoặc người muốn phát triển cơ bắp.
Thịt lợn còn chứa hàm lượng phong phú vitamin và khoáng chất, gồm thiamine đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng cơ thể, kẽm tốt cho não bộ và hệ miễn dịch, vitamin B12,..
Đậu xanh là "thần dược" mát gan, giải nhiệt. Đậu xanh từ lâu trong y học dân gian tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, tăng cường miễn dịch, tốt cho tim mạch, phòng ngừa tiểu đường, phòng chống ung thư, cải thiện thị lực và giúp xương chắc khỏe hơn. Trong đậu xanh, ngoài chất xơ và protein còn chứa các vi chất sắt, kẽm, đồng, kali, kẽm, magie, mangan, photpho, vitamin B1, Folate tốt cho cơ thể.
Trong dân gian, lá dong dùng để gói bánh chưng lợi niệu, chỉ huyết, giải độc, thanh nhiệt. Vì vậy mà lá dong thường được dùng để giải độc rượu, trị lở loét miệng, hỗ trợ điều trị men gan cao, chống suy nhược và cầm máu vết thương.
3. Trầu cau
Lá trầu là "kháng sinh" tự nhiên ức chế nhiều vi khuẩn như tụ cầu phế khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ , mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Cau có tác dụng làm thơm miệng, diệt khuẩn. Vì vậy mà nhai trầu không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn tốt cho răng miệng.
Lá trầu trong đông y là vị thuốc giảm đau, chữa táo bón, chữa đầy hơi, khó tiêu, chữa ho, viêm phế quản, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Một số bài thuốc từ cau trị sỏi thận, viêm thận phù nề, hen suyễn, mụn trắng trong miệng.
4. Xôi gấc
Ngoài những công dụng thần kỳ đối với sức khỏe của gạo nếp, gấc cũng được coi là "thần dược" đối với sức khỏe.
Gấc chứa hàm lượng cao beta-carotene và lycopene. Hàm lượng lycopene trong gấc gấp 70 lần cà chua. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều chất khác như vitamin E, carotene… có công dụng phòng ngừa bệnh tật.
Gấc được xem là loại thực phẩm tốt cho những người thừa cholesterol trong máu, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, chống lại tai biến tim mạch, tăng cường tuổi thọ.
Tinh chất Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư. Vitamin A trong gấc làm sáng mắt, làm đẹp da, giúp da mịn màng tươi trẻ.
5. Gà luộc
Thịt gà chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các muối khoáng canxi, phốt-pho, sắt.
Thịt gà giàu đạm, phòng ngừa bệnh viêm khớp, cải thiện loãng xương, đặc biệt với món canh gà, gà hầm,..
Trong đông y, thịt gà dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh sa trực tràng, sa tử cung, suy nhược cơ thể, thiếu máu, ho gà.
Ngoài ra, thịt gà còn là món ngon khoái khẩu và không thể thiếu trong các mâm cỗ của người Việt.
6. Mâm ngũ quả
Trên mâm cúng ngũ quả gồm các hoa quả bổ sung các loại vitamin và chất xơ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da, giải nhiệt, bổ sung nước và khoáng chất.
Những loại vitamin và các chất chống oxy hóa trong hoa quả như chuối, bưởi, đu đủ, cam, xoài,...trên mâm ngũ quả có công dụng phòng tránh ung thư, tốt cho sức khỏe tim mạch, phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau,...