Giá trị của bài học về dịch sốt phát ban năm 1936 cho dịch COVID-19

04-05-2020 14:39 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Một bác sĩ Mỹ làm việc tại Philadelphia đã lặng lẽ thực nghiệm các quan sát lâm sàng về nơi các bệnh nhân sinh sống (thay vì tìm hiểu họ sống ra sao) để lần ra ngọn nguồn của chứng đại dịch bệnh phát ban đến từ đâu và cách phòng tránh. Từ kinh nghiệm này đã mang đến giá trị ngừa lây lan dịch bệnh trong dịch COVID-19.

Người đặt tên cho dịch sốt phát ban

Bác sĩ người Mỹ, William Wood Gerhard, người đầu tiên đã phân biệt sự khác nhau giữa sốt phát ban và thương hàn. Ảnh nguồn: Ảnh minh họa bởi Meilan Solly / West Philadelphia Collaborative History

Trong suốt nhiều thập niên 1800, ở Hoa Kỳ khi đó các bác sĩ thường ít có cơ hội để xem tận mắt dịch bệnh nổ ra ngay tại thời điểm đầu tiên. Các tham chiếu lịch sử đề cập đến bệnh mà ngày nay gọi là “sốt phát ban” thường bị “tam sao thất bản”, gây nhiễu loạn thông tin, làm rối loạn thêm các ghi chép lịch sử về mức độ lan tỏa của dịch bệnh này. Cụ thể là, các thầy thuốc Mỹ vào lúc đó đinh ninh rằng sốt phát ban và thương hàn đều là một chứng phiền não, chỉ có khác là về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trong thực tế chúng lại là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau.

Sốt phát ban là một chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thông qua chấy rận trên cơ thể; trong khi đó thương hàn lại là một chứng nhiễm trùng do liên quan đến vi khuẩn trong thức ăn ảnh hưởng đến đường ruột. Về cơ bản, hai chứng bệnh này thường tạo ra các triệu chứng tương tự nhau bao gồm sốt cao và bệnh phát ban đặc trưng thường thể hiện các nốt đỏ trên da. Vị bác sĩ đầu tiên đã phân biệt 2 căn bệnh trên dựa lên việc quan sát thời điểm trước và sau giải phẫu người là một người Mỹ tên là William Wood Gerhard.

Cuối năm 1835 và đầu năm 1836, một chứng bệnh bí ẩn đã diễn ra len lỏi trong các bệnh nhân. Triệu chứng sốt cao là đặc trưng của căn bệnh này. Thủa ban đầu, các thầy thuốc bao gồm cả Gerhard tin rằng, bệnh lạ là chứng viêm phế quản hoặc một chứng bệnh tương tự như vậy. Khoảng tháng 3 năm 1836, bệnh lạ ngày càng rõ rệt khi số lượng bệnh nhân ngày càng tăng lên. BS.Gerhard viết rằng: “Các trường hợp bệnh mới đã thu hút sự quan tâm rộng rãi khi nó xảy ra từ vài căn nhà và hầu hết đều đến từ một khu phố cụ thể”. Đa phần các trường hợp người mắc bệnh đều xuất phát từ một khu phố ở rìa phía Nam Philadelphia, mở rộng sang phía Bắc Moyamensing, một khu vực nổi tiếng về sự đông đúc và tội phạm. BS.Gerhard chỉ rõ: “Mật độ đông đúc của khu dân cư (chứ không phải là vấn đề kinh tế) là nhân tố đóng góp chính gây ra dịch bệnh”.

Viện cứu tế Blockley sau đó đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Philadelphia, nhìn từ bờ sông năm 1857 Ảnh nguồn: West Philadelphia Collaborative History.

Gerhard đã đưa báo cáo của mình về trường hợp của nữ hộ lý 24 tuổi, làm việc tại khoa bệnh phụ nữ của bệnh viện Philadelphia là Margaret Walters. Ngày 17.3.1836 khi đã đổ bệnh được vài ngày, Walters bắt đầu bộc lộ một số triệu chứng đáng lo ngại bao gồm sốt và chán ăn. Trong một tuần kế tiếp, đường ruột của Walters xấu đi nhanh chóng. Lúc học y ở Paris, BS.Gerhard đã xét nghiệm cơ thể của các bệnh nhân mắc chứng thương hàn (cả trước và sau khi chết), ruột của các bệnh nhân thương hàn thường có các nốt hoặc những vết loét được biết đến dưới cái tên "mảng Peyer” (tên gọi của nhà giải phẫu tử thi người Thụy Sỹ sống từ thế kỷ 17). Dù Walters xuất hiện các triệu chứng tương tự như bệnh thương hàn, nhưng khi tử vong, BS.Gerhard đã giải phẫu và thấy của Walters hoàn toàn khỏe mạnh.

Dựa trên các quan sát tương tự, BS.Gerhard kết luận rằng sốt phát ban và thương hàn là 2 căn bệnh khác nhau, ảnh hưởng hoàn toàn khác nhau đến các vùng khác nhau của cơ thể. Trong khi bệnh thương hàn thường thay đổi ruột, thì sốt phát ban lại gây rối loạn nhận thức và đau cơ. Phần đông các bệnh nhân mà BS.Gerhard quan sát là người da đen, và các nạn nhân của dịch lại là người nghèo. Gerhard tính toán rằng cứ 4 bệnh nhân thì có 1 người đã chết vì dịch sốt phát ban tại bệnh viện Philadelphia. BS.Gerhard lưu ý rằng người da đen là đối tượng đặc biệt dễ phát bệnh. Các nguyên nhân chính là: lao động thủ công, uống nhiều rượu.

BS.Gerhard cho rằng sự lây lan của dịch bệnh là do tiếp xúc gần đã đặt nền tảng cho các phương pháp tiếp cận dịch tễ học mới. Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và dựa trên kinh nghiệm đã có, BS.Gerhard khẳng định rằng dịch lạ đang hoành hành chính là chứng sốt phát ban.

Khả năng lây bệnh từ mồ hôi

Lúc đầu, BS.Gerhard và các đồng nghiệp đã bác bỏ ý kiến cho rằng sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm. Thời đó, phần đông bác sĩ tin rằng có rất ít bệnh là bệnh truyền nhiễm, ngoại trừ bệnh đậu mùa được lây qua tiếp xúc qua da. Các thầy thuốc khi đó thường cho rằng “truyền nhiễm” là do lây bệnh từ hàng hóa nhập khẩu hơn là lây nhiễm từ người sang người. Nhưng qua quan sát của mình BS.Gerhard ngày một tin chắc rằng dịch sốt phát ban lây nhiễm chính từ mồ hôi. Các thầy thuốc thời đó còn không biết rằng sốt phát ban lây truyền qua phân chấy rận bám trên cơ thể - bản chất của bệnh truyền nhiễm từ người sang người. BS.Gerhard quan sát trường hợp của nam y tá trong lúc đang cạo râu cho bệnh nhân thì hít phải mồ hôi của bệnh nhân và nhiễm bệnh. Đến đây có thể khẳng định rằng tiếp xúc với bệnh nhân bị sốt phát ban thì rất nhanh lây bệnh. BS.Gerhard cũng kết luận rằng trong khi các nhân tố gây nên dịch bệnh đến từ môi trường, thì nhiều bệnh nhân bỗng dưng đổ bệnh khi vô tình tiếp xúc với ai đó mang mầm bệnh.

Cũng trong năm 1836, qua các quan sát và nghiên cứu trên tử thi của các bệnh nhân đã bổ sung vững chắc thêm cho các kết luận của BS.Gerhard. Dù chưa biết bệnh sốt phát ban lây qua chấy rận, nhưng các bác sĩ đồng nghiệp của ông Gerhard đã biết rằng bệnh sẽ hình thành thông qua tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Giá trị của bài  học quá khứ cho thực tế hiện nay

Các nhân viên chăm sóc y tế trong đại dịch COVID-19 hiện nay đã phát hiện bản thân họ có nguy cơ rủi ro cao lây bệnh thông qua tiếp xúc với các mầm bệnh. Nhận thấy tính độc hại của SARS-CoV-2 gây nên dịch COVID-19, nên các chuyên gia y tế công cộng đã nhanh chóng xúc tiến việc cách ly xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus này. Nếu thực hành đúng cách thì biện pháp cách ly này sẽ giới hạn đà phát tán của các mầm bệnh và cùng lúc giảm luôn số lượng người nhiễm bệnh, đồng thời cho phép các nhân viên y tế chăm sóc tốt hơn cho các bệnh nhân có triệu chứng nặng. “Cách ly xã hội” là một thuật ngữ chưa có trong thời của BS.Gerhard, nhưng khái niệm này đã ra đời đúng lúc.

Tuy nhiên khi y học thế kỷ 21 phát triển hơn vào thế kỷ 19, thì các bác sĩ nhận thức rằng nên áp dụng các giới hạn tiếp xúc với bệnh nhân trong cả quá trình chăm sóc để tránh lây bệnh. Định nghĩa về dịch bệnh của BS.Gerhard đã mở rộng hơn về cơ chế truyền nhiễm, bao gồm truyền nhiễm qua các chất dịch cơ thể như mồ hôi, đã cảnh báo ông về hiểm họa tiềm tàng nếu lỡ tiếp xúc gần với ai đó mắc bệnh sốt phát ban. Nếu thực hành hiện pháp cách ly xã hội thì cũng sẽ góp công cứu mạng các y tá như Margaret Walters. Biện pháp cách ly xã hội đã quá quen thuộc trong năm 2020 khi đối mặt với sự thiếu hụt dụng cụ bảo hộ cá nhân cho các nhân viên y tế đã đẩy nhiều người có nguy cơ “ký hợp đồng” với COVID-19.


Nguyễn Thanh Hải
Ý kiến của bạn