Hà Nội

Gia tăng trẻ ngộ độc ma túy, chấn thương do súng trong dịch COVID-19

24-02-2022 14:19 | Bệnh trẻ em
google news

SKĐS - Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tính chung thì số lượt khám cấp cứu nhi khoa ở Mỹ giảm xuống trong đại dịch COVID-19, tuy nhiên có một số tình huống cấp cứu đã gia tăng một cách đáng lo ngại.

Gia tăng các trường hợp cấp cứu do rối loạn ăn uống, ngộ độc ma túy, chấn thương do súng

CDC Mỹ đã phân tích dữ liệu của Chương trình giám sát sức khỏe Quốc gia từ tháng 3/2020 đến cuối năm 2020, cả năm 2021 và tháng 1/2022. Các dữ liệu này được so sánh với năm 2019 và được đánh giá thông qua tổng số lượt khám và chẩn đoán của 3 nhóm tuổi: từ 4 tuổi trở xuống, 5-11 tuổi và 12-17 tuổi.

Kết quả cho thấy, số lượt khám vì mắc COVID-19 tăng ở mọi lứa tuổi, nhưng số lượt khám các bệnh về hô hấp khác giảm.

- Ở trẻ em từ 4 tuổi trở xuống, số lượt khám bệnh liên quan đến cần sa tăng 8 lượt/tuần vào năm 2020 và 15 lượt/tuần vào năm 2021, so với năm 2019.

Cũng với nhóm tuổi này, số lượt khám bệnh liên quan đến súng tăng 3 lượt/tuần vào năm 2020 và 2 lượt/tuần vào năm 2021, so với năm 2019.

- Ở trẻ em từ 5-11 tuổi, số lượt khám liên quan đến cần sa tăng 4 lượt/tuần vào năm 2020 và 9 lượt/tuần vào năm 2021, so với năm 2019. Vào năm 2021, số lượt khám cấp cứu tăng 2 lượt/tuần đối với chấn thương do súng, 6 lượt/tuần đối với tự làm hại bản thân và 7 lượt/tuần với ngộ độc ma túy, so với năm 2019.

- Ở trẻ em từ 12-17 tuổi, số lượt khám cấp cứu do tự làm hại bản thân đã tăng 30 lượt/tuần vào năm 2020, 210 lượt/tuần vào năm 2021 và 207 lượt/tuần trong tháng 1/2022, so với năm 2019. Đối với ngộ độc ma túy, số lượt khám cấp cứu tăng 12 lượt/tuần vào năm 2020, 171 lượt/tuần vào năm 2021 và 178 lượt/tuần trong tháng 1/2022, so với năm 2019.

Đối với chứng rối loạn ăn uống, số lượt khám cấp cứu đã tăng 9 lượt/tuần vào năm 2020, 41 lượt/tuần vào năm 2021 và 38 lượt/tuần vào tháng 1/2022, so với năm 2019.

Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể thì có ít trẻ em đến phòng cấp cứu hơn: so với năm 2019, số lượt khám cấp cứu chung đã giảm 51% vào năm 2020, 22% vào năm 2021 và 23% trong tháng 1/2022.

Ý kiến chuyên gia

Gia tăng một số tình huống cấp cứu ở trẻ em trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Sức khỏe tâm thần làm tăng nguy cơ tổn thương đối với trẻ em và trẻ vị thành niên trong đại dịch COVID-19.

Theo các chuyên gia, tác động của đại dịch đối với người lớn có thể là một phần nguyên nhân gây ra các vấn đề này. Báo cáo của CDC Mỹ cho biết: "Các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng chăm sóc trẻ, bao gồm thiếu người chăm sóc trẻ, bệnh tật, khó khăn tài chính và các vấn đề về sức khỏe tâm thần, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương đối với trẻ em và trẻ vị thành niên".

CDC Mỹ nhấn mạnh: "Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các gia đình nên cảnh giác với các tác động gián tiếp tiềm ẩn của đại dịch COVID-19, bao gồm các vấn đề rối loạn sức khỏe do chậm trễ trong khám chữa bệnh, cũng như gia tăng đau khổ về cảm xúc và các vấn đề sức khỏe hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên".

Theo các các chuyên gia, nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định, bao gồm cả việc dữ liệu nghiên cứu có thể không đại diện cho tất cả trẻ em trên toàn nước Mỹ.

Đại dịch COVID-19 tác động đến sức khỏe tâm thần trẻ mầm non thế nào?Đại dịch COVID-19 tác động đến sức khỏe tâm thần trẻ mầm non thế nào?

SKĐS - Không dễ dàng để nhận biết những thay đổi tâm lý ở trẻ mầm non do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trẻ ở lứa tuổi này thường có những biểu hiện rối loạn tâm lý nào, nguyên nhân của những rối loạn này và cần làm gì khi trẻ có những rối loạn đó?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà.


BS. Tài Văn
(Theo WebMD)
Ý kiến của bạn