Hà Nội

Gia tăng ca mắc COVID-19 mới tại Israel và kinh nghiệm dành cho những nước châu Á

08-09-2021 16:05 | Quốc tế
google news

SKĐS - Sự gia tăng ca nhiễm COVID-19 mới gần đây của Israel bất chấp chiến dịch tiêm chủng nổi bật tại quốc gia này đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến chống COVID-19 không hồi kết.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã mô phỏng lại toàn bộ bức tranh dịch bệnh tại Israel đầy sắc thái, rút ra những kinh nghiệm và thậm chí cả những tia hy vọng về việc học cách sống chung với COVID-19.

Gia tăng ca mắc COVID-19 mới tại Israel và kinh nghiệm dành cho những nước châu Á - Ảnh 1.

Test nhanh COVID-19 trên đường phố Israel

Tăng ca mắc COVID-19 mới nhưng giảm ca nghiêm trọng và tử vong

Ngày 2/9, Israel ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 cao nhất từ trước đến nay với 11.187 ca. Tại một quốc gia đã tiêm chủng cho hơn 60% dân số với phác đồ vaccine ngừa COVID-19 Pfizer với hai mũi đầy đủ. 

Theo thống kê của Bộ Y tế Israel, trong số ca nhiễm mới kỷ lục trên, có hơn 6.000 người chưa được tiêm chủng và có hơn 4.000 người đã được tiêm chủng đầy đủ.

Trong bối cảnh đó, Israel trở thành quốc gia đầu tiên trên toàn cầu khuyến nghị tiêm mũi "tăng cường" thứ ba cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên, thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của khái niệm "tiêm chủng đầy đủ" hiện nay.

Giáo sư Eyal Leshem của Trung tâm Y tế Sheba, Israel đã so sánh làn sóng dịch bệnh hiện tại ở Israel với làn sóng dịch bệnh hồi tháng Giêng vừa qua, khiến quốc gia này phải thực hiện giãn cách xã hội. 

Giáo sư Leshem cho biết, một số biểu hiện tích cực ở làn sóng dịch bệnh lần này là số ca mắc mới gia tăng trong bối cảnh các hoạt động xã hội gần như trở lại bình thường hoàn toàn, thương mại và các sự kiện tiếp tục diễn ra. Tuy vậy, số trường hợp nghiêm trọng vẫn thấp hơn rất nhiều so với con số kỷ lục là 1.100 trường hợp được ghi nhận hồi tháng Giêng.

Theo Bộ Y tế Israel, số trường hợp nghiêm trọng là 752 vào ngày 30/8 nhưng đã giảm xuống 673 vào ngày 2/9. Tỉ lệ tử vong là khoảng 20-30 ca/ngày, ít hơn một nửa so với tỷ lệ tử vong vào tháng Giêng.

Chuyên gia Leshem nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thấy sự bảo vệ tuyệt vời từ hai liều vaccine. Khi chúng tôi không xem xét tỷ lệ ca bệnh - không phải là con số tuyệt đối, mà xem xét tỷ lệ bệnh - chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bệnh nặng ở những người không được tiêm chủng là gần 300/100.000 người, trong khi ở những người được tiêm chủng đầy đủ với 2 liều vaccine, tỷ lệ bệnh là 19/100.000, trong đó nhiều người trên 60 tuổi".

Giáo sư Paul Tambyah, chủ tịch Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Nhiễm trùng Châu Á Thái Bình Dương tại Singapore, cũng đưa ra quan điểm tương tự và cho rằng những gì đang xảy ra ở Israel cho thấy vaccine là lựa chọn duy nhất có thể là cùng tồn tại với COVID-19.  

"Mặc dù tại đợt dịch này, số ca nhiễm mới ở Israel cao nhưng số ca nặng và tử vong thấp hơn rất nhiều so với những đợt dịch trước khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai" – Giáo sư Tambyah cho biết.

Gia tăng ca mắc COVID-19 mới tại Israel và kinh nghiệm dành cho những nước châu Á - Ảnh 3.

Một người đàn ông lớn tuổi tiêm mũi vaccine thứ 3 tại Israel hồi tháng 8

Có cần những mũi tiêm COVID-19 bổ sung?

Nếu việc tiêm chủng đầy đủ với 2 mũi tiêm có thể đạt được kết quả như trên, tại sao Israel lại vội vàng tiến hành tiêm mũi 3 cho dân chúng?

 Chuyên gia Leshem giải thích rằng Chính phủ Israel cho rằng biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn ngay cả trong một quần thể được tiêm chủng tốt, sẽ vẫn mang lại số lượng bệnh nhân "được tiêm chủng đầy đủ và nhập viện" cao hơn - "cái mà chúng tôi gọi là những trường hợp bệnh nhiễm trùng đột phá" – trích từ của chuyên gia Leshem.

Một nghiên cứu của các chuyên gia y tế của Israel về "việc suy giảm khả năng miễn dịch ở tất cả các nhóm tuổi 6 tháng sau khi tiêm chủng.

 Hiện tại, không riêng chỉ có Israel, Mỹ và nhiều quốc gia khác đã bắt đầu hoặc lên kế hoạch cho việc tiêm bổ sung. Singapore cũng vừa thông báo dự định cung cấp mũi tiêm tăng cường cho người cao tuổi và một số người bị suy giảm miễn dịch.

 Chuyên gia Leshem cho biết: "Những gì chúng tôi nghĩ bây giờ là tỷ lệ dịch bệnh tại Israel hiện chậm lại cũng một phần là do mũi tiêm tăng cường".  Israel đã tiêm liều thứ ba cho 2,48 triệu người vào ngày 3/9 vừa qua.

 Nếu dữ liệu cuối cùng xác định rằng mũi tiêm thứ ba là cần thiết, một câu hỏi sẽ được đặt ra là: Liệu chúng ta có cần mũi tiêm thứ tư hoặc thậm chí nhiều hơn không? Chuyên gia Leshem cho biết điều này là "khó dự đoán", đồng thời nói thêm rằng một chu kỳ vô tận không phải là không thể tránh khỏi.

 "Rất khó để nói khi nào, nhưng trong một vài tháng hoặc vài năm tới, chúng ta có thể đạt đến giai đoạn mà virus lưu hành trong cộng đồng và chủ yếu gây ra các bệnh nhiễm trùng nhẹ vì hầu hết dân số đã được miễn dịch với triệu chứng bệnh nặng nhờ vaccine" – chuyên gia Leshem giải thích.

 Từ trường hợp Israel, chuyên gia Leshem và giáo sư Tambyah đã vạch ra một tương lai mà các quốc gia nên học cách quản lý các đợt bùng phát dịch bệnh mà không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ.

 "Thông điệp được đưa ra là khi biến thể Delta xuất hiện trong cộng đồng, sẽ có sự gia tăng các trường hợp mắc mới, ngay cả khi tỷ lệ bao phủ vaccine cao. Khi điều đó xảy ra, sự kết hợp giữa vaccine, tăng cường hệ thống miễn dịch, truyền thông đáng tin cậy của chính phủ và trách nhiệm cá nhân trong cộng đồng có thể "giúp các quốc gia hoạt động tương đối bình thường bất chấp COVID – 19" – giáo sư Tambyah khẳng định, đồng thời nhấn mạnh rằng việc cố gắng đạt được 0 trường hợp COVID-19 là "vô ích".

 Theo giáo sư Tambyah, để đối phó hiệu quả với COVID-19, các quốc gia nên tập trung vào việc bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương, giám sát các nhóm người lớn tuổi, tăng cường tiêm chủng, giữ cho hệ thống chăm sóc sức khỏe hoạt động và duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội của người dân.

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội


Hà Anh (Theo Nikkei Asia)
Ý kiến của bạn