Giả định có ca COVID-19 để kiểm tra cách xử trí tại bệnh viện tiếp nhận người khám lớn nhất Việt Nam

17-04-2021 21:52 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Hiện trung bình mỗi ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh có 5.000- 6.000 người/ngày đến khám, chữa bệnh. Là một trong những cơ sở y tế có số bệnh nhân khám đông nhất cả nước, Bệnh viện có nhiều nguy cơ lây nhiễm nếu không có các biện pháp sàng lọc, phân luồng hiệu quả người nghi nhiễm COVID-19 đến khám và điều trị.

Trước tình hình dịch COVID-19 tại các nước Đông Nam Á diễn biến phức tạp có nguy xâm nhập vào Việt Nam, ngày 17/4, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị làm Trưởng đoàn cùng Đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng người bệnh, phòng chống dịch COVID-19 và thực hiện 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

kham benh

Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh tiếp nhận từ 5.000- 6.000 người đến khám, chữa bệnh

Hiện trung bình mỗi ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh có 5.000- 6.000 người/ngày đến khám, chữa bệnh. Là một trong những cơ sở y tế có số bệnh nhân khám đông nhất cả nước, Bệnh viện có nhiều nguy cơ lây nhiễm nếu không có các biện pháp sàng lọc, phân luồng hiệu quả người nghi nhiễm COVID-19 đến khám và điều trị.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cùng các thành viên trong đoàn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng bệnh nhân đến khám, khu vực tiếp đón và kiểm soát người bệnh vào Bệnh viện

Một tình huống giả định được đoàn kiểm tra đưa ra là có người có dấu hiệu nghi nhiễm COVID-19. Sau đó, cán bộ sàng lọc đã kích hoạt hệ thống báo động toàn bệnh viện.

Chỉ 5 phút sau, 1 xe cấp cứu với 2 cán bộ y tế được trang bị bảo hộ chống dịch đầy đủ đã đến và đưa người nghi nhiễm đến cơ sở được phân công tiếp nhận người bệnh COVID-19.

anh Khu 17

PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Trưởng đoàn kiểm tra trao đổi cùng cán bộ y tế của Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh về công tác sàng lọc người bệnh phòng chống dịch

Mặc dù chỉ là tình huống giả định, xong trong thao tác và thực hiện các quy trình, các cán bộ y tế vẫn còn lúng túng, thực hiện chưa đảm bảo các nguyên tắc bàn giao người bệnh. Các thành viên còn đề nghị bệnh viện bổ sung bảng điện tử treo cao để người dân tiện theo dõi từ xa; gộp các biển báo để người dân dễ theo dõi và nhận diện.

Bên cạnh đó, bàn sàng lọc cần bố trí điện thoại có sẵn kết nối đường dây nóng tại bàn sàng lọc người bệnh có triệu chứng ho sốt khó thở…Trong quá trình vận chuyển người bệnh có triệu chứng COVID-19, phải có bàn giao tình trạng người bệnh (sổ ghi chép) từ khu khám sàng lọc đến khu cấp cứu, giảm phiền hà cho người bệnh phải khai báo nhiều lần; Bố trí kính chắn giọt bắn cho lực lượng bảo vệ tòa nhà…

gia dinh co ca COVID

Sàng lọc người bệnh phòng chống dịch tại cổng số 5 của Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, cuộc chiến với dịch COVID-19 vẫn còn tiếp tục, do đó Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục củng cố và duy trì công tác phân luồng, sàng lọc người nghi nhiễm để bảo vệ bệnh viện và bảo vệ cộng đồng.

"Nhiều bệnh nhân đến BV từ rất sớm, khoảng 4-5h sáng, do đó công tác sàng lọc không chỉ ban ngày mà cả lúc sáng sớm, hay ban đêm cũng cần duy trì"- PGS. TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.


Lê Hảo
Ý kiến của bạn