Hà Nội

Gia đình bác sĩ: Truyền thống tiến sĩ từ cha tới con

01-02-2024 11:44 | Y tế
google news

Với sự tâm huyết và nhiệt huyết của mình, TS.BS Nguyễn Thiện Khánh đã dành trọn tuổi trẻ cho ngành Y với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại Tổng quát & Ngoại Lồng ngực.

Sau đó, Bác Khánh cũng định hướng cho hai con của mình đi theo ngành Y vì bác nhận thấy được sự thú vị từ y học. Năm 1996, bác sĩ Khánh lại quyết định bước chuyển mình đầy bất ngờ để học hỏi và theo đuổi ngành thẩm mỹ. Vậy điều gì đã thôi thúc Bác sĩ Khánh - nguyên cựu Trưởng khoa Ngoại BV Nhân Dân Gia Định thay đổi hướng đi trong khi sự nghiệp đang rất phát triển và để trở thành một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ? Hãy cùng khám phá câu chuyện đầy cảm hứng này qua cuộc trò chuyện dưới đây với Bác sĩ Thiện Khánh nhé!

Gia đình bác sĩ: Truyền thống tiến sĩ từ cha tới con- Ảnh 1.

Hình ảnh TS.BS Thiện Khánh chụp cùng 2 con của mình khi tốt nghiệp bác sĩ tại Mỹ (TS.BS Nguyễn Thiện Khanh và TS.BS Nguyễn Hương Giang)

Điều gì khiến bác nhận ra sự tiềm năng của ngành thẩm mỹ và quyết định thành lập bệnh viện AVA?

Tôi là TS.BS Nguyễn Thiện Khánh người đã sáng lập ra bệnh viện thẩm mỹ AVA. Lý do mà tôi quyết định theo đuổi thẩm mỹ sau gần 20 năm là bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tổng quát & Ngoại Lồng ngực có lẽ là một quyết định khó khăn đối với tôi.

Năm 1996, qua tìm hiểu trong y văn, tôi thấy kỹ thuật tạo hình vú sau mổ ung thư đã phát triển tại các quốc gia tiên tiến nhưng tại Việt Nam thì bệnh nhân ung thư vú không được thừa hưởng kỹ thuật này mà phải chịu mất một bên ngực vĩnh viễn. Vì thế tôi quyết định xin đi du học tự túc tại Úc để tìm hiểu kỹ thuật trên và để áp dụng cho bệnh nhân Việt Nam sau này.

Gia đình bác sĩ: Truyền thống tiến sĩ từ cha tới con- Ảnh 2.

Hình ảnh TS.BS Nguyễn Thiện Khánh du học tại Viện Đại Học New South Wales (Úc)

Tại Úc, tôi được làm việc với Khoa Tạo hình của Viện Đại học New South Wales, thấy có các kỹ thuật tạo hình rất mới mẻ mà Việt Nam chưa áp dụng vào giai đoạn đấy như là các kỹ thuật đặt túi ngực bằng túi nước biển, hút mỡ, tạo hình thành bụng hay kỹ thuật mổ mũi hở. Vì thế, khi trở về Việt Nam và tôi bắt đầu bước vào lĩnh vực thẩm mỹ từ năm 1996 để tìm một hướng mới. Năm 2008, tôi nghỉ làm ở BV Gia Định và quyết định thành lập Bệnh viện AVA để tập trung phát triển PTTM.

Ông có luyến tiếc khi quyết định rời Gia Định và khó khăn gì chuyển sang ngành PTTM không?

Chắc chắn là có chứ. Cũng luyến tiếc đôi chút vì mình đã làm gần 20 năm, thực hiện các loại phẫu thuật rất lớn về ngoại tổng quát - lồng ngực - mạch máu, nay chuyển sang làm lĩnh vực PTTM, tôi cũng lo lắng. Đối với Ngoại tổng quát - lồng ngực thì trong chẩn đoán đã có được các phương tiện CLS & Hình Ảnh học được ghi lại trong y văn thế giới... nhưng với PTTM cho người Châu Á & Việt Nam thì tài liệu có thể nói rất là hiếm hoi. Các tài liệu thống kê về kết quả hầu như là không có nên muốn phát triển sự nghiệp trong ngành PTTM giai đoạn đó đòi hỏi tôi phải có sự khéo léo của đôi bàn tay, mắt thẩm mỹ - tinh tế và đặc biệt là lòng yêu mến nghề nghiệp, luôn cập nhật những tiến bộ trên thế giới để áp dụng cho bệnh nhân ở Việt Nam. Do đó, khi đi vào lĩnh vực PTTM Tôi cũng phải chuyên tâm rất nhiều để thực hiện công việc của mình.

Những khó khăn gì khi ông thực hiện sửa những ca phẫu thuật thẩm mỹ bị hỏng?

Gia đình bác sĩ: Truyền thống tiến sĩ từ cha tới con- Ảnh 3.

Hình ảnh TS.BS Nguyễn Thiện Khánh đang thảo luận cùng 2 con TS.BS Thiện Khanh vs TS.BS Hương Giang

Bệnh viện AVA đã xử lý thành công rất nhiều ca PTTM bị hỏng. Theo tôi thì khó khăn trong việc tiếp nhận những ca đó đến từ 2 nhóm bệnh nhân sau:

- Nhóm thứ nhất là những bệnh nhân đã áp dụng những kỹ thuật sai, không đúng trong y học, không có trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc đã được thế giới khuyến cáo chấm dứt sử dụng.

- Nhóm bệnh nhân thứ hai: là nhóm những bệnh nhân đã PTTM bị hỏng nhưng sau đó khi sửa chữa lại đã không tìm đến được những bác sĩ có tay nghề & kinh nghiệm cao hơn, quen thuộc các loại phẫu thuật này hơn mà lại tiếp tục chỉnh sửa tại những cơ sở kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn dẫn đến những hậu quả nặng hơn nữa, vùng cơ thể sau chỉnh sửa khó có thể phục hồi trở lại được.

Theo bác phương pháp nâng mũi nào là an toàn nhất cho bệnh nhân?

Phương pháp mổ mũi có thể xem là an toàn và đầy đủ nhất cho bệnh nhân là mổ tạo hình mũi theo cấu trúc (Structural Rhinoplasty) thường áp dụng kỹ thuật mổ mũi hở (Open Rhinoplasty). Với phương pháp này bệnh nhân sẽ được chỉnh sửa vùng sống mũi, đầu mũi, trụ mũi,... và các bất thường khác nếu có. Ngoài ra, muốn đạt được kết quả thành công thì bạn cần phải thăm khám mũi bệnh nhân rất kỹ để tìm hiểu những khiếm khuyết về cấu trúc. Sau đó áp dụng từng kỹ thuật và các vật liệu thích hợp cho mỗi loại khiếm khuyết.

Điều quan trọng không kém nữa là trong lúc phẫu thuật nguyên tắc vô trùng, cầm máu tốt, bóc tách mũi nhẹ nhàng, hạn chế tối đa phù nề sau mổ cũng là một bảo đảm cho sự thành công. Cuối cùng là chăm sóc hậu phẫu cho bệnh nhân cần phải được thực hiện đầy đủ cho đến cắt chỉ.

Website: https://benhvienava.com/

Đơn vị có giấy phép của cơ quan chức năng, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn an toàn phẫu thuật.


PV
Ý kiến của bạn