Giá đất bị đẩy lên cao khiến giấc mơ an cư của người dân trở nên xa vời

01-06-2022 11:40 | Thời sự

SKĐS - Thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng 1/6, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu ra những góc khuất, tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua.

ĐBQH buồn lòng khi học sinh trầm cảm, tự tử có liên quan thành tích học tậpĐBQH buồn lòng khi học sinh trầm cảm, tự tử có liên quan thành tích học tập

SKĐS - ĐBQH Đinh Thị Ngọc Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết, áp lực học tập là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ, trầm cảm. Trong số này, nhiều vụ việc học sinh tự tử có liên quan đến điểm số và thành tích.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) chỉ rõ 4 vấn đề nổi lên.

Thứ nhất, tình trạng thắng thầu bỏ cọc, thổi giá đất lên cao. Theo bà Thuỷ, việc thắng thầu bỏ cọc không còn là chuyện hiếm trong đấu giá đất ở nước ta. Không ít nhà đầu tư đã lợi dụng chiêu trò này thắng với mức đấu giá cao chót vót, sau đó bỏ cọc nhằm kích giá đất, thổi giá đất để thao túng thị trường, làm lợi cho một nhóm thiểu số.

Đại biểu Thủy cho rằng điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như đẩy giá đất, có những nhà đầu tư lợi dụng để nâng giá trị cổ phiếu trái phiếu và nguy hiểm hơn là có những người còn lợi dụng để đánh võng giá trị tài sản bảo đảm cho các khoản vay ngân hàng. Việc giá đất bị đẩy lên quá cao cùng với "giá ảo" sẽ khiến cho giấc mơ an cư của những người có thu nhập thấp ngày càng trở nên xa vời.

Thứ hai, tình trạng quân xanh, quân đỏ, thông đồng để dìm giá tại nhiều phiên đấu giá đất. Bà Thủy chỉ rõ các thủ đoạn trong đấu giá đất, giá của lô bị thao túng gây ra những thiệt hại rất lớn cho tài sản của Nhà nước chứ không chỉ đơn thuần là những vi phạm về quy định về đấu giá, đấu thầu.

Giá đất bị đẩy lên cao khiến giấc mơ an cư của người dân trở lên xa vời - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn).

Thứ ba, tình trạng bắt tay ngầm rút ruột tài sản Nhà nước. Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, sẽ không thể tác động được vào cuộc đấu giá nếu như không có "tay trong". Ở mức độ vi phạm đơn giản thì cung cấp thông tin, tiết lộ thông tin để có thể trúng giá rẻ. Ở mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn là sự cấu kết với những người có thẩm quyền để tạo thành nhóm lợi ích rút ruột của nhà nước.

Thứ tư, tình trạng móc ngoặc trong thẩm định giá. Đại biểu nêu rõ, thẩm định giá là một khâu vô cùng quan trọng trong đấu giá đất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, pháp luật đã trao cho tổ chức này chức năng quá lớn, trong khi cơ chế kiểm soát lại hết sức lỏng lẻo. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều sai phạm trong thẩm định giá nói chung và thẩm định giá đất nói riêng.

Nêu rõ những chiêu trò "quân xanh, quân đỏ", thông đồng dìm giá, thắng thầu bỏ cọc, đánh võng giá đất, thổi giá đất nêu trên đã gây ra những hệ lụy rất lớn với kinh tế xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị cần phải mạnh tay xử lý.

Đại biểu kiến nghị Chính phủ cần phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn nữa và tăng cường chỉ đạo thanh tra, kiểm tra thường xuyên hơn đối với hoạt động này; đồng thời, kiến nghị Bộ Công an chọn một số phiên đấu giá đất để xác minh, điều tra làm rõ nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa vi phạm tội phạm trong hoạt động này.

Cho ý kiến tại phiên họp, Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản.

Đại biểu An cho biết, những vụ việc vừa qua cho thấy thị trường vốn rất mong manh và dễ bị thao túng, tác động can thiệp. Cần phải theo dõi, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi thao túng giá, làm làm giá, thực hiện sai nghĩa vụ công bố thông tin, xử lý sai phạm nhưng không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, sai phạm đến đâu, xử lý đến đó, doanh nghiệp càng lớn thì trách nhiệm đối với xã hội và nền kinh tế càng phải cao. Bên cạnh đó, rà soát chính sách quản lý đối với các loại thị trường quan trọng này để tránh tình trạng lúc quá mở, lúc lại bóp nghẹt làm ảnh hưởng đến kênh dẫn vốn của nền kinh tế để không xảy ra những quả bom về trái phiếu doanh nghiệp dẫn đến hiệu ứng domino trong thị trường vốn.

Giá đất bị đẩy lên cao khiến giấc mơ an cư của người dân trở lên xa vời - Ảnh 3.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai).

Trong khi đó, đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên) nêu: "Có một số biểu hiện lệch lạc trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mua sắm trang thiết bị y tế, do một số tổ chức cá nhân vi phạm quy định của pháp luật, thao túng thị trường, không minh bạch thông tin. Vấn đề khi các cá nhân này vướng vào vòng lao lý thì kéo theo rất nhiều cán bộ nhà nước quản lý chuyên ngành, lĩnh vực đó".

"Cử tri rất thắc mắc khi thấy tổ chức, cá nhân đó bằng cách nào mà vượt qua được các cơ quan quản lý nhà nước một cách dễ dàng như vậy, trong khi cả xã hội nhìn thấy đó là những giao dịch không bình thường", bà Yên nhấn mạnh.

Nhiều đại biểu quốc hội cũng cho rằng, trục lợi thị trường chứng khoán, trái phiếu, cần xử lý triệt để tình trạng trên, đồng thời rà soát, quản lý chặt chẽ thông qua luật chứng khoán và các luật liên quan. Bên cạnh đó, cần định hướng, cung cấp thông tin cho người dân, để không theo hội chứng đám đông, bị lợi dụng.

Thu hồi 17.800 tỉ đồng do vi phạm kinh tế và nhiều đất đaiThu hồi 17.800 tỉ đồng do vi phạm kinh tế và nhiều đất đai

SKĐS - Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 trên các lĩnh vực đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát và hạn chế được tác động của dịch COVID-19.

Lê Bảo - Cao Tuân
Ý kiến của bạn