Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng. Đối với trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm não vi rút.
Viêm não Nhật Bản B: lưu hành ở hầu hết các địa phương nước ta, thường gây dịch vào các tháng 5, 6, 7, 8 và gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 2 đến 8; lây truyền qua trung gian muỗi đốt.
Viêm não cấp do các virus đường ruột như: EV71, Coxakie ( gây bệnh tay chân miệng): bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là từ tháng từ 3 đến 6; thường gặp ở trẻ nhỏ và lây truyền qua đường tiêu hoá.
Viêm não cấp do virus Herpes Simplex: bệnh xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi (HSP typ 1). Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh viêm não cấp do HSP typ 2.
Các loại virus khác ít gặp hơn có thể xảy ra rải rác quanh năm với các bệnh cảnh riêng; các virus cúm, sởi, quai bị, Rubella, Adenovirus, Epstein-Barr, HIV, Cytomegalovirus...
Như vậy, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 145 trường hợp mắc viêm não vi rút. Tổng số mắc viêm não vi rút năm nay tương đương với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, trong tháng này cũng ghi nhận 2 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu nhưng không có trường hợp tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 8 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại thành phố Hồ Chí Minh. So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc viêm màng não do não mô cầu tăng 4 trường hợp.
Dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện bệnh thường có 2 giai đoạn: giai đoạn khởi phát: sốt thường xảy ra đột ngột, liên tục 39-40 độC, nhưng cũng có khi sốt nhẹ; nhức đầu, quấy khóc, kích thích, kém linh hoạt, nôn mửa. Có thể có các triệu chứng khác tùy theo loại virus như: ho, chảy nước mũi; tiêu chảy, phân không có nhầy, máu; phát ban: mẩn đỏ, bọng nước hoặc ban ở lòng bàn tay, bàn chân kèm loét miệng (bệnh tay - chân - miệng gặp ở viêm não do Enterovirus 71).
Sau giai đoạn khởi phát là giai đoạn toàn phát các biểu hiện thần kinh nhanh chóng xuất hiện như: rối loạn tri giác từ nhẹ đến nặng như: ngủ gà, li bì, lơ mơ đến hôn mê, co giật; có thể có các dấu hiệu thần kinh khác: dấu hiệu màng não, các dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt nửa người hoặc tứ chi), tăng hoặc giảm trương lực cơ... Có thể có suy hô hấp, phù phổi cấp, suy tim hoặc sốc.
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Có 3 thể lâm sàng chính:
Thể tối cấp: sốt cao liên tục, co giật, hôn mê sâu, suy hô hấp, truỵ mạch và dẫn đến tử vong nhanh.
Thể cấp tính: diễn biến cấp với các biểu hiện lâm sàng nặng, điển hình;
Thể nhẹ: rối loạn tri giác mức độ nhẹ và phục hồi nhanh chóng.
Chẩn đoán dựa vào các yếu tố dịch tễ học, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng; loại trừ các bệnh có biểu hiện thần kinh khác như: co giật do sốt, viêm màng não mủ, viêm màng não do lao, ngộ độc cấp, sốt rét thể não, Xuất huyết não - màng não, động kinh, hạ đường huyết…
Lời khuyên thầy thuốc
Phòng bệnh: vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nằm màn chống muỗi đốt. Ăn chín, uống chín để tránh lây nhiễm mầm bệnh qua đường tiêu hoá. Vệ sinh ngoại cảnh, không nuôi gia súc gần nhà, gần khu dân cư. Diệt côn trùng tiếp xúc trung gian truyền bệnh, diệt bọ gậy, diệt muỗi.
Cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản: Trẻ dưới 5 tuổi; 1ml cho trẻ trên 5 tuổi;
Mũi 1: bắt đầu tiêm.
Mũi 2: 7 ngày sau mũi 1.
Mũi 3: 1 năm sau mũi 2.
Tiêm nhắc lại sau 3-4 năm.
Tiêm chủng vắc xin bại liệt, sởi, quai bị, thuỷ đậu: theo lịch tiêm chủng
Viêm não Nhật Bản có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5, 6 và 7. Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa này vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về, mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và sau đó, lây sang cho người.