G.Bush sẽ phải đứng trước vành móng ngựa?

17-07-2011 07:28 | Quốc tế
google news

Cựu Tổng thống George W. Bush có thể sẽ bị điều tra hình sự. Theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), có những bằng chứng rằng cựu Tổng thống Hoa Kỳ vi phạm quyền của tù nhân. Và các bằng cứ để nghi ngờ như vậy là rất nghiêm trọng.

Cựu Tổng thống George W. Bush có thể sẽ bị điều tra hình sự. Theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), có những bằng chứng rằng cựu Tổng thống Hoa Kỳ vi phạm quyền của tù nhân. Và các bằng cứ để nghi ngờ như vậy là rất nghiêm trọng.

Đó là nhà tù bí mật của CIA và những phương pháp thẩm vấn tù nhân được áp dụng trong các trại giam tương tự. Chính quyền Mỹ trước đây đã công nhận thực tế áp dụng biện pháp tra tấn tù nhân và cựu Phó tổng thống Dick Cheney gọi đó là những phương pháp hợp lý và nhấn mạnh rằng ông ta không hối tiếc về việc thực hiện các biện pháp như vậy. Theo ông, tất cả những điều đó được thực hiện cho một mục đích tốt là bảo vệ an ninh nước Mỹ. Việc công nhận điều này đã được thực hiện sau khi các phương tiện truyền thông đăng tải hình ảnh và tài liệu từ nhà tù Abu Ghraib ở Iraq và trại Guantanamo ở Cuba. Những tấm ảnh ngược đãi và xúc phạm tù nhân khiến dư luận phẫn nộ và làm ảnh hưởng hình ảnh lính Mỹ với tư cách là “nhà truyền bá dân chủ”. Vì vậy, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã giải thích rằng tất cả các hành động quá đáng đó hướng tới mục tiêu chủ yếu là sự an toàn của công dân Mỹ. Do luật pháp Mỹ cấm lấy lời khai của tù nhân bằng cách tra tấn, không cho ngủ, mở nhạc to, một số các tù nhân bị bí mật chuyển đến nước khác, nơi mà luật pháp Hoa Kỳ không có hiệu lực. Cách đây không lâu, nhờ có trang web WikiLeaks tai tiếng, dư luận mới biết rằng nhiều nghi phạm vô tội không hề dính dáng gì với các tổ chức khủng bố.

 Những tấm ảnh ngược đãi tù nhân khiến dư luận phẫn nộ.

Theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), chính phủ Mỹ hiện nay cần phải tiến hành điều tra tội ác của chính quyền trước đây. Nếu Barack Obama không chịu điều tra các trường hợp tra tấn tù nhân thì vấn đề đó nên được cộng đồng quốc tế giải quyết. Theo ông Dmitry Utukin, chuyên gia tư vấn Luật Quốc tế thuộc Ủy ban Chống tra tấn thì trong thực tế không thể làm được điều đó: “Trong trường hợp chính quyền Obama sẽ không thể bắt George W. Bush chịu trách nhiệm và không thể điều tra tội ác của ông ta, một số thỏa thuận quốc tế không áp dụng được với Mỹ. Nguyên nhân đơn giản là Hoa Kỳ không ký các điều ước quốc tế hoặc nếu đã ký kết thì sau đó Quốc hội không phê duyệt. Và Tòa án Nhân quyền không được áp dụng đối với họ. Có lẽ, những tù nhân đã bị tra tấn có thể đề đòi hỏi được đền bù điều gì đó từ chính phủ Mỹ. Nhưng, tôi nghĩ, do tính chất của hệ thống pháp luật Mỹ không nên trông đợi nhiều vào khả năng này”. 

Cần lưu ý rằng việc đóng cửa nhà tù trong các căn cứ quân sự Mỹ ở Cuba là một trong những cam kết của Barack Obama trong chiến dịch tranh cử. Mùa xuân năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ khôi phục lại Tòa án quân sự đối với nghi phạm khủng bố đang bị giam giữ ở Guantanamo và câu chuyện về việc loại bỏ các nhà tù lại rơi vào im lặng. Vì vậy, niềm hy vọng rằng ông Obama sẽ khởi đầu cuộc điều tra về người tiền nhiệm của ông hầu như sẽ không thành hiện thực. Washington thường cố gắng áp đặt luật pháp Hoa Kỳ cho phần còn lại của thế giới. Nhà Trắng đã tìm cách dẫn độ từ các nước khác về Mỹ những người không hề phạm tội trên đất Mỹ và trao họ vào tay thần Công lý.
 

Tổng thống Mỹ từng thừa nhận sự tồn tại của các nhà tù bí mật do CIA điều hành và cho biết, 14 nghi phạm khủng bố chính gồm kẻ bị cáo buộc chủ mưu vụ 11/9 hiện được chuyển ra khỏi những nơi này để chờ xét xử. Theo ông, nghi phạm chủ mưu vụ 11/9 Khalid Sheikh Mohammed cùng các phần tử khủng bố cộm cán khác đã được chuyển tới nhà ngục Guantanamo. Ông nhấn mạnh, chương trình thẩm vấn của CIA có ý nghĩa sống còn nhưng phủ nhận hoạt động tra tấn. Tổng thống Mỹ khẳng định, tất cả các nghi phạm đều được bảo vệ đầy đủ theo Công ước Geneva. G.Bush cho biết, ông đang tiết lộ có giới hạn về chương trình xét hỏi của CIA bởi vì hoạt động áp dụng với các nghi phạm chủ chốt mà Cục tình báo Trung ương cầm giữ đã hoàn tất. Theo đó, chương trình của CIA đã thẩm vấn một nhóm nhỏ các nghi phạm quan trọng liên quan đến vụ khủng bố 11/9/2001, vụ tấn công tàu USS Cole năm 2000 tại Yemen và hai vụ đánh bom sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm 1998. Ông khẳng định: “Nước Mỹ không sử dụng các đòn tra tấn. Tôi không cho phép làm việc đó và tôi cũng sẽ tiếp tục như vậy”.

Trong khi đó, chương trình bí mật về tù nhân của CIA từng gây xích mích giữa Washington với một số đồng minh tại châu Âu. Các nhà lập pháp EU cáo buộc rằng, Cục tình báo Trung ương Mỹ đã thực hiện những chuyến bay bí mật vận chuyển nghi phạm khủng bố tại châu Âu.

Về việc xét xử các nghi phạm, G. Bush cho biết, ông đã yêu cầu Quốc hội ủy quyền cho một hội đồng quân sự và ngay khi đề xuất này được chấp thuận, “những kẻ bị quan chức tình báo của chúng ta nghi ngờ gây ra cái chết cho gần 3.000 người Mỹ ngày 11/9/2001 sẽ phải đối mặt với công lý”.

Hiện tất cả nghi phạm khủng bố đều được đối xử theo nguyên tắc mới của Lầu Năm Góc, trong đó những người bị quân đội giam giữ được Công ước Geneva về tù nhân bảo vệ. Đây là một sự thay đổi lớn về quan điểm vì trước đó, Lầu Năm Góc cho rằng nhiều nghi phạm không đủ tư cách để được như vậy. Nguyên tắc mới của Lầu Năm Góc là nghiêm cấm tra tấn, dùng chó hăm dọa tù nhân, sử dụng chiêu cho tù nhân “đi tàu ngầm” tức dìm họ xuống nước hay bất cứ hành động lạm dụng tình dục nào đối với những người đang bị giam giữ.

Phong Vũ


Ý kiến của bạn