'Gây hấn của Trung Quốc đang làm ASEAN gần nhau hơn'

13-05-2014 09:51 | Quốc tế

SKĐS - Vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam làm dấy lên những lo ngại về vấn đề an ninh khu vực

Vụ giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam làm dấy lên những lo ngại về vấn đề an ninh khu vực , tờ báo Deutsche Welle chuyên về đối ngoại của Đức đã đăng tải bài phỏng vấn ông Ernest Bower, Chủ tịch Sumitro nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế tại Washington, báo Sức khỏe xin giới thiệu bài phỏng vấn này tới bạn đọc.

Căng thẳng ngày càng tăng trên biển về vụ giàn khoan Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam phủ bóng lên Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Tuy nhiên chiến thuật tấn công một quốc gia trong khối ASEAN sẽ chỉ làm cho nhóm mười thành viên gắn kết hơn, nhà phân tích Ernest Bower nói.

Bảo vệ chủ uyền biển đảo. Ảnh: Reuters

Bảo vệ chủ uyền biển đảo. Ảnh: Reuters

Tại một hội nghị thượng đỉnh lịch sử được tổ chức lần đầu tiên Myanmar, ngoại trưởng 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ban hành một tuyên bố chung vào ngày 10 /5 thể hiện “mối quan tâm nghiêm trọng “ và cần thiết cho một giải pháp hòa bình để "phát triển ở khu vực Biển Đông ".

Ông Ernest Bower, Chủ tịch Sumitro Nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết hành động của Trung Quốc đang gây ra mối lo ngại của các nước láng giềng, và rằng Việt Nam có thể mong đợi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

Ông Ernest Bower

Ông Ernest Bower

PV: Nhiều nhà phân tích cho biết Hội nghị thượng đỉnh ASEAN này sẽ là một phép thử đối với 10 thành viên ASEAN. Đây có phải là trường hợp như vậy?

Ông Ernest Bower: Đó không phải là điều quá ngạc nhiên , nhưng trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN đã dành một số lượng đáng kể thời gian để thảo luận nghiêm túc về các vấn đề Biển Đông, chiến thuật mới của Trung Quốc ở khu vực, và cách thức để đối phó với chúng.

PV: Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố rằng các vấn đề lãnh thổ cần được thảo luận trên cơ sở song phương. Mục tiêu mà Bắc Kinh theo đuổi là gì?

Ông Ernest Bower: Trung Quốc muốn một ASEAN yếu thế và chia rẽ khi nói đến Biển Đông. Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để có thể lái các cuộc đàm phán với các nước láng giềng không tương xứng về tiềm lực nhằm mục đích chiến thắng trong vấn đề bá chủ Biển Đông. Các nước ASEAN hy vọng họ có thể thuyết phục người hàng xóm lớn của họ tuân theo pháp luật và các công ước quốc tế .

PV: Mỹ gọi những hành động của Trung Quốc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là khiêu khích. Vậy liệu rằng Việt Nam có nhận được sự hỗ trợ khu vực và quốc tế trong vấn đề này hay không?

Ông Ernest Bower: Có, Việt Nam có thể mong đợi sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Khi một quốc gia lớn sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự nhằm hướng tới mục tiêu bành trướng chủ quyền đối với một quốc gia nhỏ hơn, trong trường hợp này, gần như tất cả các quốc gia sẽ hỗ trợ để thuyết phục nước lớn tuân thủ các quy tắc và luật định quốc tế. Bởi nếu không vấn đề sẽ dẫn đến hệ lụy là gây mất ổn định ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

PV: Hàng nghìn người đã tụ tập, tuần hành trong các ngày gần đây ở các thành phố lớn của Việt Nam để chỉ trích hành động của Trung Quốc lập giàn khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Điều này có tạo thành áp lực lên Trung Quốc?

Ông Ernest Bower: Trung Quốc đang thúc đẩy ASEAN hướng tới mối quan tâm chung. Các cuộc tuần hành, phản đối của người Việt Nam rõ ràng là rất hòa bình. Trung Quốc muốn bắt nạn một đất nước với sức nóng của người dân như vậy cũng rất khó.

PV: Có cách nào giải quyết cuộc xung đột?

Ông Ernest Bower: Tôi tin rằng đó là vì lợi ích của cả hai nước để giải quyết vấn đề này. Tôi nghĩ rằng ASEAN cần hoàn thiện quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông trong đó có sự tham gia của Trung Quốc, đây là cách duy nhất tôi cho các nước nên đi theo hướng này.

Hải Trần

 

 


Ý kiến của bạn