Cấu trúc xương vùng cổ xương đùi có 2 hệ thống bè xương: hệ bè quạt ở cổ chỏm và hệ cung nhọn ở vùng mấu chuyển. Giữa 2 hệ thống bè xương là điểm yếu ở cổ xương đùi, tam giác Ward.
Khi bị gãy cổ xương đùi, bệnh nhân các dấu hiệu sau: đau vùng khớp háng; bầm tím vùng hông hoặc bẹn; không đi lại, nhắc chân được; khi nằm thấy bàn chân đổ sát xuống mặt giường.
Do phải nằm bất động lâu ngày, khi bị gãy cổ xương đùi, người cao tuổi dễ gặp nhiều biến chứng và các bệnh liên quan như viêm phổi, xẹp phổi, lở loét, thậm chí tử vong.
1. Nguyên nhân và phân loại gãy cổ xương đùi
Hầu hết nguyên nhân người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi là do chấn thương, tự ngã. Khi ngã, lực truyền qua cổ xương đùi và gây gãy. Hoặc cũng có thể do lực chấn thương tác động vào gối hoặc bàn chân trong tư thế đùi khép tạo ra 1 lực dồn bẻ làm gãy cổ xương đùi.
Ngoài ra nguyên nhân khiến gãy cổ xương đùi có thể gặp ở những người có bệnh lý về xương như nang xương, viêm xương, u xương, di căn ung thư…
Phân loại gãy cổ xương đùi: Người ta phân loại theo vị trí gãy, đường hướng gãy, gãy thể kín hay hở.
2. Biến chứng và phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi
Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi khá cao. Việc bị gãy cổ xương đùi ở mức độ nào, lứa tuổi bao nhiêu cần được bác sĩ chẩn đoán để kịp thời đưa các phương pháp điều trị chính xác để tránh những biến chứng không đáng có.
Biến chứng:
Khi bị gãy cổ xương đùi, nếu điều trị muộn, sai hoặc không điều trị, người cao tuổi sẽ gặp các biến chứng như:
- Suy kiệt.
- Loét vùng tì đè.
- Bệnh nhân không liền được xương.
- Viêm phổi.
- Thoái hóa khớp
- Viêm đường tiết niệu.
Điều trị:
Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh nhân mà đưa các phác đồ điều trị. Đó là:
- Dùng thuốc giảm đau toàn thân.
- Cố định ổ gãy(nẹp tre, nẹp êke gỗ hoặc nẹp cramer)
- Bó bột.
- Thay khớp
3. Chăm sóc và phòng ngừa gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi
Theo thời gian xương của chúng ta trở nên thưa loãng, khối lượng cơ và sức cơ giảm. Đối với người cao tuổi xương sẽ dễ gãy hơn, nên chỉ cần ngã nhẹ đập hông xuống cũng có thể gây gãy cổ xương đùi. Vậy chúng ta nên làm như thế nào?
- Chăm sóc bệnh nhân sau mổ: Bệnh nhân cần được thay băng hằng ngày, uống thuốc, đánh giá vết mổ. Khuyến khích người bệnh nên ngồi dậy sau 24 giờ mổ. Tập đi, ngồi, gấp, duỗi chân sớm. Sau mổ 1-2 tháng, bệnh nhân nên khám lại để bác sĩ đánh giá lại và có hướng dẫn phù hợp.
- Phòng ngừa, hạn chế gãy cổ xương đùi: Người cao tuổi thường trí tuệ và sức khỏe giảm sút. Mắt cũng như tứ chi cũng không còn tinh tường, nhanh nhẹn, Thế nên để phòng ngừa các tai nạn không đáng có trong cuộc sống, con cháu cần đảm bảo để người cao tuổi có các điều kiện sau:
- Phòng ốc luôn sạch sẽ, đủ ánh sáng, các công tắc, phích cắm điện dễ tiếp cận, đảm bảo an toàn.
- Phòng tắm và vệ sinh phải an toàn, có ghế ngồi, nên lót thêm tấm chống trượt.
- Đi giày dép và chân, nên chọn giầy đế thấp tầm 3cm.
- Duy trì các hoạt động thể lực với các bài tập giúp giữ thăng bằng, tăng cường độ dẻo dai cho đôi chân như đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe…
Xem thêm video được quan tâm:
Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng