“Chương trình phòng chống bệnh phong giai đoạn này hiện gặp nhiều khó khăn do chuyển đổi mô hình hoạt động từ trung tâm phòng chống bệnh xã hội sang trung tâm kiểm soát bệnh tật và trung tâm y tế dự phòng, nhân sự thay đổi mới, kinh phí chương trình giảm nhiều. Bên cạnh đó, dịch tể bệnh phong ngày càng thấp nên công tác khám và phát hiện bệnh ngày càng khó hơn, sự quan tâm về bệnh phong cũng giảm hơn so với các bệnh khác, nên có sự lơ là của cán bộ y tế” -BS. Thanh Hùng cho biết.
BV Da liễu TP.HCM sẽ hỗ trợ các tỉnh phía Nam xây dựng kế hoạch loại trừ bệnh phong tuyến huyện. Ảnh: Khung cảnh BV Da liễu TP.HCM (A. Quý)
Thực tế, mục tiêu hỗ trợ các tỉnh loại trừ bệnh phong năm 2019 ở quy mô cấp quận huyện trong khu vực các tỉnh phía Nam chỉ mới đạt 20% (46/221 quận, huyện). Tổng số bệnh nhân phong phía Nam đang được quản lý là 3861, đang đa hóa trị liệu: 90; số người bệnh đang giám sát: 400; 3371 ca ngừng giám sát còn săn sóc bệnh tật.
Trong năm 2020, BV Da liễu TP.HCM sẽ hỗ trợ các tỉnh phía Nam xây dựng kế hoạch loại trừ bệnh phong tuyến huyện để đến cuối năm 2020 đạt 50% huyện được loại trừ (dự kiến có 19 tỉnh loại trừ bệnh phong tuyến huyện trong năm 2020); đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa tàn tật, chăm sóc vật lý trị liệu cho bệnh nhân phong của các tỉnh; phòng chống lỗ đáo - một loại viêm loét mạn tính xảy ra trên bàn chân mất cảm giác do thương tổn thần kinh chày sau; tổ chức phẫu thuật cho tàn tật nặng từ các tỉnh chuyển đến.
Bên cạnh đó, tại BV Da liễu TP.HCM, khám và điều trị ngoại trú trong năm 2019 là 72.850 lượt người bệnh nhiễm khuẩn lây qua tình dục, trong đó bệnh giang mai tăng đều qua mỗi năm. Cụ thể, theo BS. Thanh Hùng, năm 2019, giang mai sớm có 854 ca, giang mai muộn là 5322, giang mai bẩm sinh 4 trường hợp.
BV Da liễu TP.HCM đã phối hợp với Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản triển khai và bước đầu thí điểm thực hiện “Kế hoạch hướng tới loại trừ ba bệnh 3 bệnh lây nhiễm HIV, giang mai, viêm gan siêu vi B từ mẹ sang con”.