Gần trọn thế kỷ gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây

02-07-2022 13:22 | Đời sống

SKĐS - Sinh ra và lớn lên tại làng hoa Quảng Bá (Từ Liêm, Hà Nội) nay thuộc quận Tây Hồ, lão nghệ nhân Nguyễn Thị Dần sống gần trọn 100 năm vẫn giữ được sự minh mẫn, niềm đam mê với nghề ướp trà sen truyền thống Tây Hồ.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 1.

99 tuổi, lão nghệ nhân Nguyễn Thị Dần đã có một hành trình gần trọn thế kỷ gắn bó với loài sen đại đóa Bách Diệp hồ Tây. Cụ Dần không chỉ là một bậc thầy về nghề ướp trà sen mà cụ còn cất giữ những kí ức đẹp đẽ, những câu chuyện như huyền thoại gắn với loài sen Bách Diệp hồ Tây suốt thế kỉ qua.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 2.

Sen hồ Tây đã nở từ tháng 5, nhưng với những người ướp trà sen truyền thống thì khoảng cuối tháng 6 mới bắt tay vào vụ, bởi giờ đây hương sen mới đủ độ “chín” cho việc làm trà.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 3.

Trà sen ướp truyền thống Tây Hồ không phải tự nhiên mà nổi tiếng. Trà sen Tây Hồ nổi tiếng vì ngon, nổi tiếng vì sự cầu kỳ trong chế biến. Bắt đầu từ việc thu hái hoa cũng phải chọn thời điểm sáng sớm tinh mơ khi những giọt sương còn đọng trên lá cũng là lúc những người trồng hoa nhẹ nhàng chèo con thuyền nhỏ khéo léo hái những bông hoa con đang chúm chím nở, hương sen mới đằm.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 4.

Tại sao những người làm trà sen truyền thống Tây Hồ phải chọn thời điểm này mới dùng hoa cho việc ướp trà. Bà Ngô Thị Thân người theo nghề ướp trà sen truyền thống Tây Hồ mấy chục năm chia sẻ:

Vào thời điểm cuối tháng 6 đầu tháng 7 mới là thời đểm thích hợp khi những bông hoa sen mới đủ độ “chín”, hương thơm lĩnh hội đủ những gì tinh túy của trời đất để ướp trà truyền thống. Đồng thời đây cũng là thời điểm sen hồ Tây nở rộ đủ số lượng hoa để ướp cho đủ một kg chè.
Bà Ngô Thị Thân
Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 6.

Nói về nghệ thuật ướp trà sen truyền thống, nghệ nhân Nguyễn Thị Dần cho biết,

Sau khi hái hoa sen về phải tách lấy “gạo” ngay - thứ được ví như túi hương của bông sen rồi mới đem ướp.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Dần
Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 8.

Việc lấy “gạo” sen là công đoạn khó nhất.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 9.

Trong đó người làm phải nhanh tay, khéo léo để hạt gạo phải trắng, không nát, bay mất mùi hương.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 10.

Để làm được 1 kg trà sen, người nghệ nhân cần tới 1.000-1.200 bông sen tùy to hay nhỏ.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 11.

Ngoài yếu tố chất lượng của gạo sen, những người làm nghề cũng có bí quyết ướp trà riêng.

Chè ướp chung với gạo sen cũng phải là loại chè hảo hạng. Thường là chè Tân Cương (Thái Nguyên) cánh nhỏ, thẩm hương vừa độ. Việc đầu tiên là phải sấy khô sau đó đưa trà ướp với những cánh hoa sen nhỏ. Công đoạn này gọi là để trà "ngậm hoa". Sau hai ngày "ngậm hoa", người ta đem trà ra sấy và bắt đầu ướp với gạo sen.
Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 13.

Người làm nghề gọi đó là "ngậm gạo". Trà được trộn đều với những cánh hoa, người Tây Hồ gọi là "túi vị hương" và ủ kỹ trong ba ngày. Mỗi kilôgam trà phải qua bảy lần "ngậm gạo". Mỗi lần mỗi cân trà phải dùng hai lạng gạo sen. Khó có thể tìm ra thứ trà nào đòi hỏi sự cầu kỳ, tinh tế hơn thế nữa.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 14.

Nhìn những người thợ ướp sen cầu kỳ, tỉ mẩn với công việc, tưởng như người ta gửi cả tâm hồn vào mỗi cánh trà khi ướp hương sen của hồ Tây.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 15.

"Chỉ có sen trồng ở hồ Tây mới cho ra được loại trà ưng ý. Không biết có phải vì nguồn nước và chất bùn gì đặc biệt mà sen hồ Tây thơm hơn nhiều so với các loại sen trồng ở nơi khác. Ngày xưa, hồ Tây còn rộng, không bị thu hẹp và chia cắt như bây giờ, chỗ nào cũng bát ngát đầm sen, những người làm nghề ướp trà sen cũng dựa vào hồ Tây mà sống” - Nghệ nhân Nguyễn Thị Dần chia sẻ.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 16.

Ở ngưỡng xấp xỉ 100 tuổi chẵn, nghệ nhân Nguyễn Thị Dần vẫn đam mê công việc. Cụ giãi bày: “Các con và các cháu tôi nói tôi hãy nghỉ ngơi đi nhưng mình không thể bỏ công việc được. Chẳng phải do tôi thiếu tiền tiêu hay do tôi không yên tâm giao việc cho người khác mà vì không làm thì tôi nhớ công việc lắm.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 17.

Nghệ thuật ướp trà sen truyền thống Tây Hồ là niềm tự hào của người Hà Nội, bắt đầu từ chính những ngôi làng ven hồ Tây, nơi có những đóa sen Bách diệp.

Gần 100 tuổi gắn bó với loài sen Bách Diệp hồ Tây - Ảnh 18.

Hoa sen hồ Tây là dạng hoa cánh kép, có bông to và màu hồng thắm. Vào đúng mùa, bông hoa nở xòe to bằng hai bàn tay người lớn. Đây chính là đặc điểm cấu tạo hoa đặc trưng của sen Hồ Tây, hương sen thơm lâu và đượm, gạo sen thì to và căng mọng, chuyên dùng để ướp trà.

 

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn