Gần nửa thế kỷ 'sống treo' bên di tích giữa lòng Cố đô Huế

15-02-2023 14:15 | Xã hội

SKĐS - Hơn 40 năm qua, có 31 hộ dân đang phải sống tạm trong khuôn viên lăng vua Dục Đức ngay giữa lòng Cố đô Huế.

Gần nửa thế kỷ sống 'treo' bên di tích giữa lòng Cố đô Huế - Ảnh 1.

Theo tìm hiểu, An Lăng là di tích nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế, rộng 6 ha, là nơi an táng vua Dục Đức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Ngoài ra, đây cũng là nơi chôn cất thi hài của vua Thành Thái, vua Duy Tân cùng các hoàng hậu và 42 mộ xây của ông hoàng bà chúa, 121 ngôi mộ đất của con cháu.

Gần nửa thế kỷ sống 'treo' bên di tích giữa lòng Cố đô Huế - Ảnh 2.

Hơn 40 năm trước, chính quyền sở tại đã cấp nhà tập thể trong khuôn viên An Lăng cho cán bộ Ty Công nghiệp, Sở Giáo dục tỉnh sinh sống.

Gần nửa thế kỷ sống 'treo' bên di tích giữa lòng Cố đô Huế - Ảnh 3.

Và cũng chừng ấy thời gian, 31 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu là cán bộ về hưu của tỉnh Bình Trị Thiên cũ vẫn sống tạm bợ trong khuôn viên lăng.

Người dân phải sinh sống trong những ngôi nhà xập xệ, xuống cấp và nhếch nhác.

Bên trong các ngôi nhà không có nhiều đồ dùng có giá trị, những mái tôn bong tróc, bức tường nứt nẻ có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Gần nửa thế kỷ sống 'treo' bên di tích giữa lòng Cố đô Huế - Ảnh 6.

Ông Hoàng Văn Phỉ (75 tuổi) - người dân sinh sống ở đây cho biết: "Nguyện vọng của chúng tôi bây giờ là được giải toả, di dời đến nơi nào đó ổn định hơn. Chúng tôi sinh sống ở đây bây giờ đều nơm nơm nớp lo sợ vì nhà cửa xuống cấp. Hoặc nếu không được giải tỏa thì mong các cấp chính quyền cho phép người dân được xây dựng, sửa chữa nhà cửa".

Dãy công trình nhà xưởng của Ty Công nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) nằm trong khuôn viên An Lăng hiện bỏ hoang và có nguy cơ đổ sập, hiện được dán biển cảnh báo "khu vực nguy hiểm".

Gần nửa thế kỷ sống 'treo' bên di tích giữa lòng Cố đô Huế - Ảnh 8.

Trong căn nhà xập xệ, cụ bà 83 tuổi, tự nấu cơm ăn, ngồi đợi 2 đứa cháu (8 tuổi, 10 tuổi) đi học về. Do bố mẹ 2 cháu bán bún ở Quảng Trị mỗi tuần về một lần, để lại 3 bà cháu tự chăm sóc lẫn nhau.

Gần nửa thế kỷ sống 'treo' bên di tích giữa lòng Cố đô Huế - Ảnh 9.

Lãnh đạo UBND phường An Cựu (TP Huế) cho hay, các hộ dân trong An Lăng là cán bộ từng công tác tại các sở, ngành của tỉnh Bình Trị Thiên cũ (gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), được cấp nhà từ 30 - 40 năm trước. Nhiều hộ dân bày tỏ mong muốn được quan tâm để di dời, tái định cư ổn định cuộc sống. "Phường cũng đã nhiều lần đề xuất chủ trương liên quan đến các hộ dân nhưng chưa thể thực hiện", lãnh đạo UBND phường An Cựu nói.

Gần nửa thế kỷ sống 'treo' bên di tích giữa lòng Cố đô Huế - Ảnh 10.

Còn trao đổi với PV, ông Nguyễn Việt Bằng - Phó Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, qua tiếp xúc cử tri, các hộ dân tiếp đã phản ánh về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay dự án di dời dân cư Khu vực 1 Kinh thành Huế không có khu vực này. "Kế hoạch đi dời cần có phải phối hợp nhiều đơn vị cấp tỉnh nữa vì liên quan đến hiện trạng sử dụng đất...", ông Bằng nói.

Điều chỉnh quy hoạch, người dân Cồn Hến vui mừng vì được gỡ khó sau hơn 20 nămĐiều chỉnh quy hoạch, người dân Cồn Hến vui mừng vì được gỡ khó sau hơn 20 năm

SKĐS - Do nằm trong khu vực quy hoạch 'treo', suốt hơn 20 năm qua, nhiều hộ dân sống tại khu vực Cồn Hến (TP. Huế) gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng, sửa sang nhà cửa. Đến nay, khi tỉnh có chủ trương điều chỉnh quy hoạch, nhiều người dân ở đây đã không khỏi vui mừng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nạn nhân vụ tai nạn ở Quảng Nam kể lại phút kinh hoàng: Bò ra khỏi xe thấy người nằm la liệt


Hoàng Dũng - Văn Luân
Ý kiến của bạn