Gắn kết các tôn giáo cùng đẩy mạnh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường

14-09-2023 14:47 | Thời sự

SKĐS - Ngoài việc nâng cao ý thức cho người dân, các cơ sở tôn giáo chung tay tuyên truyền đã góp phần giúp Hà Nội đẩy mạnh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, kịp thời phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn, các cơ sở còn tồn tại các vi phạm, chưa tuân thủ đầy đủ quy trình chế biến.

An toàn thực phẩm luôn là vấn đề "nóng"

Trong 5 tháng đầu năm 2023, công tác quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm đã được ngành Y tế Hà Nội triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Qua đó, lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh; đồng thời giúp người dân phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng phát hiện những cơ sở chưa thực hiện nghiêm các nguyên tắc vệ sinh, an toàn thực phẩm như: Chưa tuân thủ đầy đủ việc kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn; đeo đồ trang sức trong quá trình chế biến thực phẩm; người chế biến thực phẩm không kiểm tra sức khỏe định kỳ; khu vực sản xuất, chế biến không bảo đảm nguyên tắc một chiều; điều kiện vệ sinh thực tế không bảo đảm: Có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập… Tại thời điểm kiểm tra, các đoàn kiểm tra đã yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm, thậm chí đề nghị cơ sở phải tạm thời dừng hoạt động để khắc phục ngay những tồn tại.

Thành phố tổ chức 03 đoàn thanh kiểm tra hậu kiểm an toàn thực phẩm theo kế hoạch; 02 đoàn truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn tập thể tại 05 quận, 05 huyện; tổ chức các đoàn giám sát mô hình điểm về ATTP tại các quận, huyện. Cụ thể, tiến hành thanh kiểm tra 206 cơ sở thực phẩm (thanh tra 76 cơ sở, kiểm tra 130 cơ sở), phát hiện và xử lý vi phạm 38 cơ sở với tổng số tiền hơn 500.000.000 đồng.

Gắn kết các tôn giáo cùng đẩy mạnh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân. Ảnh TL

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề "nóng" diễn ra hằng ngày, hằng giờ vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bởi vậy các quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm giảm thiểu nguy cơ về mất an toàn thực phẩm. Các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất, công tác hậu kiểm cũng đã được tăng cường. Ngoài việc nâng cao ý thức cho người dân còn có vai trò lớn từ các cơ sở tôn giáo. Những hoạt động này nhằm kịp thời phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn, các cơ sở còn tồn tại các vi phạm, chưa tuân thủ đầy đủ quy trình chế biến.

Các cơ sở tôn giáo chung tay tuyên truyền

Tại chùa Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh để giữ gìn vệ sinh trong chùa, 30 thùng rác đã được lắp đặt để cho nhân dân, tín đồ, phật tử bỏ vào, tạo môi trường sạch sẽ. Trong các buổi thuyết giảng kinh nhà Phật, sư thầy trụ trì cũng đã lồng ghép các chủ đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… cho các tăng, ni, phật tử và nhân dân tạo chuyển biến về nhận thức, thay đổi hành vi, sống có trách nhiệm với xã hội, góp phần thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Sau tuyên truyền và vận động, người dân trong khu vực đã có ý thức trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nơi mình ở, tình trạng xả vỏ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi đã giảm tới 90%.

Tại Giáo xứ Cẩm Cơ ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, toàn bộ 198 hộ gia đình đã đăng ký mô hình "sống xanh, sạch, đẹp" tại khu dân cư. Điển hình là việc đăng ký trồng rau sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các khu chăn nuôi tập trung để ở địa điểm xa khu dân cư sinh sống. Ban hành giáo huyện Thường Tín đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ trong giáo xứ, họ đạo thực hiện công tác bảo vệ môi trường như vận động bà con không vứt rác bừa bãi, xuống kênh, mương; tổ chức những đợt ra quân vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, tuyên truyền thực hiện nói không thực phẩm bẩn, đấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Gắn kết các tôn giáo cùng đẩy mạnh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường - Ảnh 2.

Vai trò của các đơn vị tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường, tuyên truyền an toàn thực phẩm 'nói không với thực phẩm' là rất lớn

Từ những hiệu ứng tích cực tại các cơ sở thờ tự, giáo xứ, Giáo hội Phật giáo Hà Nội đã đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào chương trình Phật sự của năm để triển khai đến toàn thể tăng ni, phật tử. Ban Trị sự Phật giáo các quận, huyện đã có những cách làm thiết thực, hiệu quả để vận động người dân cùng chung tay giám sát an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Duy trì hiệu quả hoạt động của các mô hình điểm để nhân rộng, chia sẻ kinh nghiệm tại các tôn giáo trên địa bàn dân cư. Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn và nâng cao nhận thức cho chức sắc tôn giáo, tín đồ tôn giáo và các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện công tác vệ sinh môi trường, nâng cao an toàn thực phẩm.

Sẽ xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất một đầu mối Sẽ xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất một đầu mối

SKĐS - Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho biết, theo lộ trình từ nay đến 2025, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm sẽ được kiện toàn, xây dựng lại theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối…


H.My
Ý kiến của bạn