Hà Nội

Gần 8.000 bệnh nhân ung thư được hỗ trợ 100% chi phí điều trị

15-01-2020 10:22 |
google news

SKĐS - Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị “Tổng kết chương trình GIPAP/VPAP và triển khai giải pháp sau khi chương trình kết thúc”. do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Công ty TNHH Novartis Việt Nam tổ chức vào chiều ngày 14/01.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, hai chương trình trên đã hỗ trợ gần 8.000 bệnh nhân ung thư, giúp cho 100% bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy và u mô đệm đường tiêu hóa được khám, điều trị, kéo dài sự sống, giảm gánh nặng chi phí điều trị, nhất là với bệnh nhân nghèo. Đây cũng là một trong những chương trình hỗ trợ thuốc được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam và hỗ trợ thuốc cho nhiều bệnh nhân nhất.

Tại Việt Nam, Chương trình được thực hiện từ năm 2005 đến 2019, do Max Foundation điều phối, Novartis hỗ trợ 100% chi phí điều trị bằng thuốc Glivec, được triển khai tại 7 Bệnh viện trên toàn quốc, gồm: Bệnh viện K, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Ung bước TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Huyết học-Truyền máu TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, và Bệnh viện Trung ương Huế.

PGS, TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

VPAP (Viet Nam Patient Assistance Program) là Chương trình hỗ trợ bệnh nhân CML và GIST tham gia BHYT liên tục từ 36 tháng được tiếp cận với thuốc Glivec hoặc Tasigna hoàn toàn miễn phí. Người bệnh được hỗ trợ 100% chi phí điều trị, trong đó Quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí thuốc và Novartis hỗ trợ 60% chi phí bằng thuốc Glivec, Tasigna viện trợ. Chương trình được thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 1 từ năm 2010-2014, giai đoạn 2 từ năm 2015-2019 và hiện đang được gia hạn đến ngày 29/02/2020.

Kết quả thực hiện Chương trình GIPAP (gần 15 năm) và Chương trình VPAP (hơn 10 năm) đã giúp gần 100% bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo CML và GIST được khám và điều trị, kéo dài sự sống, giảm gánh nặng chi phí điều trị. Gần 8000 bệnh nhân mắc CML, GIST đã được hỗ trợ thông qua Chương trình, với số lượng tăng lên hàng năm (834 bệnh nhân năm 2010, 2.214 bệnh nhân năm 2014, và 4.435 bệnh nhân năm 2018). Đây là một trong những Chương trình hỗ trợ thuốc được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam và cho đến nay cũng là Chương trình hỗ trợ thuốc cho nhiều bệnh nhân nhất.

Nhiều bệnh nhân ung thư được phát thuốc miễn phí.

Theo bà Tống Thị Song Hương - Phó Tổng thư ký, Tổng hội Y học Việt Nam, giá trị mà Chương trình mang lại là tính nhân văn đối với cộng đồng và xã hội. Chương trình đã giúp người bệnh trở về cuộc sống bình thường, có tâm lý tốt lên, giảm chi phí điều trị, đặc biệt đối với bà nhân nghèo. Bệnh nhân ngày càng tin tưởng vào chính sách của Bộ Y tế, BHXH và các cơ sở khám chữa bệnh. Theo thỏa thuận đã ký, Chương trình GIPAP và VPAP kết thúc vào năm 2019 và hiện đang được gia hạn đến hết tháng 2/2020. Để tiếp tục hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi của người bệnh, Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và các bên liên quan đang tích cực thảo luận về các giải pháp mới sau khi các chương trình kết thúc.


Khánh Mai
Ý kiến của bạn