Đặc biệt về lão hóa miễn dịch và ứng dụng dinh dưỡng miễn dịch trong việc chăm sóc sức khỏe của người lớn tuổi hậu COVID-19, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Phát biểu khai mạc buổi hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua, vấn đề về dinh dưỡng đã được Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm.
Cụ thể, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về Quyết định số 1092 về triển khai Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc, nâng cao sức khỏe cho người dân. Để triển khai nhiệm vụ Chính phủ giao, năm 2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5924 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Đặc biệt, tháng 1/2023, Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Một trong những điểm mới và nổi bật của luật này là có một điều về Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh.
Trong hội thảo này, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu tập trung lắng nghe, thảo luận, trao đổi kỹ các kỹ năng truyền thông về dinh dưỡng. Từ đó, có thể giáo dục, nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho cộng đồng và người bệnh. Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hậu COVID-19 gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, tác động nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tăng trở lại trên cả nước, Bộ Y tế cũng cho biết người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm và trở nặng cao hơn nếu mắc COVID-19.
Ngoài ra, theo chuyên gia của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hậu COVID-19 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, với nhóm người từ 60 tuổi trở lên là nhóm cao tuổi có nguy cơ nhiễm nhiều bệnh cùng lúc và khi mắc COVID-19, tình trạng bệnh sẽ trở nặng nhanh hơn. Bộ Y tế còn đưa ra thống kê 20 bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc COVID-19, trong đó nhiều bệnh thường gặp ở người lớn tuổi như: bệnh tim mạch, bệnh lý mạch máu não, tăng huyết áp… Nguyên nhân quan trọng khiến người cao tuổi dễ bị mắc các bệnh là do hệ miễn dịch bị suy giảm - còn gọi là lão hóa miễn dịch.
Lão hóa miễn dịch khiến khả năng chống đỡ bệnh tật giảm, dễ mắc bệnh do nhiễm khuẩn, virus và giảm khả năng hồi phục khi mắc bệnh. Thậm chí, lão hóa miễn dịch còn có thể dẫn đến ung thư, bệnh tim và các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến tuổi tác và làm giảm hiệu quả của vaccine, chẳng hạn như vaccine COVID-19 (theo nghiên cứu tại Trường Lão khoa Leonard Davis thuộc Đại học Nam California -Hoa Kỳ).
Chính vì vậy, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho người lớn tuổi trong giai đoạn này lại càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Năm 2023 và các năm tiếp theo, dự báo tình hình dịch bệnh vẫn còn gây nhiều ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đặc biệt người cao tuổi là nhóm người có nhiều nguy cơ đối mặt với những bệnh lý tim mạch vành, theo sau là những bệnh nguy hiểm như tai biến, đột quỵ.. và một số bệnh do hệ miễn dịch kém, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hội thảo lần này là hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa - giúp cán bộ y tế Nghệ An nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho người lớn tuổi.
Hội thảo do Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Bộ Y tế tổ chức tại TP, Vinh, Nghệ An sáng 1/7.
Căn Bệnh Rất Hiếm Gặp Khiến Cô Bé Có Làn 'Da Trâu' Phủ Nửa Mặt | SKĐS