Gần 56% học sinh lớp 5 thừa cân béo phì ở nội thành Hà Nội

21-10-2023 16:01 | Dinh dưỡng

SKĐS - Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và học sinh tại Việt Nam đã và đang đối diện với gánh nặng kép về dinh dưỡng nghiêng về thừa cân, béo phì.

Bệnh cảnh dinh dưỡng học đườngBệnh cảnh dinh dưỡng học đường

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng (VDD), điều tra thu thập các số đo nhân trắc học của trên 14.000 trẻ học đường nông thôn tại các nước đang phát triển, bao gồm:

Tại hội thảo quốc tế "Phát triển năng lực hệ thống trong công tác Dinh dưỡng học đường tại Việt Nam" mới đây, PGS.TS. Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và học sinh Việt Nam đang tăng.

Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và học sinh Việt Nam tăng do chế độ ăn không hợp lý, thừa năng lượng, chất đạm, thiếu vi chất; trẻ ít hoạt động thể lực; trẻ thích ăn các thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường; đặc biệt cha mẹ, ông bà thích trẻ em bụ bẫm. 

Theo khảo sát mới đây, tỉ lệ học sinh lớp 5 thừa cân, béo phì ở nội thành Hà Nội lên tới gần 56 %, ở ngoại thành dao động từ 20-30%. 

Theo PGS. TS. Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh, trong nhiều năm qua Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp xây dựng các hướng dẫn thông tin, tài liệu và thực đơn về bữa ăn học đường. 

Hiện nay việc triển khai bữa ăn học đường được thực hiện ở hầu hết các trường mầm non, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong công tác tổ chức và chất lượng bữa ăn học đường.

Tại Hội thảo các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường và giáo dục dinh dưỡng ở Việt Nam, học tập các kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản về hoạt động dinh dưỡng học đường tại Nhật Bản. Được biết, Việt Nam cũng đã có Dự án Phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam (VINEP) với Nhật Bản từ 2013 về việc đào tạo cử nhân dinh dưỡng tiết chế.

Các nhà quản lý, các chuyên gia cũng cho rằng cần tập trung nghiên cứu xây dựng chính sách, phát triển nguồn lực, đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn học đường; truyền thông giáo dục dinh dưỡng học đường; giám sát tình trạng dinh dưỡng học sinh; huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt công tác dinh dưỡng học đường góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.

Xem thêm video:

Những sai lầm kinh điển về dinh dưỡng cha mẹ hay mắc phải.

Nguyễn Hạnh
Ý kiến của bạn