Hà Nội

Gần 30 năm sống chung với bệnh sa trực tràng kiểu túi mà không hay biết

01-05-2019 12:31 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa và Tổng hợp - Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành phẫu thuật phục hồi vách ngăn giữa âm đạo và trực tràng bằng một tấm lưới nhân tạo cho một người bệnh nữ 62 tuổi trú tại Quảng Yên – Quảng Ninh.

 

 

Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 30 năm nay, bà có xuất hiện tình trạng đau bụng kèm theo đó là đi đại tiện rất khó khăn. Nhưng vì tâm ngại chia sẻ vì vậy mà bà không đi khám hoặc điều trị gì. Khoảng 1 tháng trở lại đây khi tình trạng đau bụng ngày càng nghiêm trọng, đau tức nhiều vùng hạ vị kèm theo đại tiện có lẫn máu đỏ tươi, người bệnh mới tới viện để khám.

Ths.Bs Vũ Đức Thụ - Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa và tổng hợp cho biết: Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng và chụp Xquang trực tràng ở tư thế đặc biệt. Các bác sỹ đã chẩn đoán người bệnh bị bệnh sa trực trạngkiểu túi kèm theo trĩ nội độ III (Rectocele). Đây là một bệnh lý xuất hiện khi khối phình ở phần thấp của trực tràng sa vào thành sau của âm đạo. Tình trạng này khiến cho phân mắc kẹt tại khối phình làm cho người bệnh khó đại tiện và thậm trí không thể đại tiện được.

Cũng theo Ths.Bs Vũ Đức Thụ đối với trường hợp này thì do tình trạng bệnh lý đã diễn ra nhiều năm nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Đó là lý do khi nhập viện người bệnh đã kèm theo bệnh trĩ độ III.


Bệnh nhân đã được phẫu thuật phụ hồi vách ngăn giữa âm đạo và trực tràng bẳng một tấm lưới nhân tạo cùng với đó là phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Milligran - Morgan

Hiện tại sau 10 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh ổn định, việc đại tiện của người bệnh đã được cải thiện rất nhiều.

Cũng theo bác sĩ: bệnh sa trực tràng kiểu túi không nguy hiểm về tính mạng nhưng lại gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, sinh con nhiều lần. Những người đi đại tiện khó khăn, táo bón kéo dài cần đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng này vì hiện nay không chỉ người bệnh mà nhiều bác sỹ không chuyên khoa vẫn nhầm lẫn bệnh này với táo bón hay bệnh lý khác.


Tiểu Nhị
Ý kiến của bạn