Clip Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam (Nguồn video: Bloomberg)
Các báo cáo của WHO cũng cảnh báo biến đổi khí hậu đã đặt các cộng đồng dễ bị tổn thương đứng trước nguy cơ đuối nước tăng lên. Thời tiết cực đoan có thể dẫn tới lũ lụt, làm gia tăng nguy cơ đuối nước.
Những người sống sót sau tai nạn đuối nước cũng chiếm tỷ lệ nhập viện đáng kể ở 2 khu vực Nam Á-Đông Á và Tây Thái Bình Dương. Tai nạn đuối nước trong một số trường hợp có thể gây ra tổn thương não, ảnh hưởng tới trí nhớ và có thể gây tàn phế, mất đi một số chức năng vận động cơ thể.
Mặc dầu đuối nước cướp đi nhiều sinh mạng mỗi năm, đây vẫn là hiểm họa mà phần lớn mọi người chưa nhận thức được.”, TS. Poonam Singh, Giám đốc WHO khu vực Nam Á-Đông Á cho biết.
“Chúng ta cần làm việc phối hợp đa ngành để đề ra kế hoạch và chiến lược phòng chống đuối nước quốc gia. Chúng ta cần thử nghiệm và thi hành các biện pháp an toàn chi phí thấp để ngăn ngừa đuối nước và góp phần cứu sống sinh mạng. Không trẻ em hay người lớn nào nên thiệt mạng do đuối nước.”, TS. Singh nói.
“Những báo cáo mới đưa ra khuyến nghị của WHO về những chính sách và biện pháp thực hành phòng chống đuối nước dành cho các quốc gia. Những biện pháp này bao gồm trông chừng trẻ em, sử dụng hàng rào để ngăn ngừa tiếp cận ao hồ,.... Cần các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng tập trung vào thay đổi hành vi. Cần đưa ra chính sách và luật về an toàn phòng chống đuối nước, bao gồm cả luật đối với các phương tiện đường thủy và tàu bè.
“Chúng ta tự hào thông qua 2 bản báo cáo này, nhấn mạnh các tấm gương thông qua sự lãnh đạo của chính phủ các nước thành viên, sáng kiến và quan hệ đối tác trong và ngoài ngành y tế nhằm ngăn ngừa đuối nước”, TS. Takeshi Kasai, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương chia sẻ.
Ở khu vực Nam Á-Đông Á, hầu hết các ca tử vong do đuối nước xảy ra ở trẻ em và nam giới
Khoảng 70 nghìn ca tử vong do đuối nước ở khu vực Nam Á-Đông Á vào năm 2019. Trong đó, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới hơn 33%. Bình quân, tỷ lệ đuối nước ở nam giới gấp 3-4 lần nữ giới.
Nhiều nước trong khu vực đã thành công trong việc giảm tỷ lệ đuối nước. Khoảng 10/11 nước ở khu vực đã ban hành chiến lược, chính sách quốc gia nhằm giảm tỷ lệ đuối nước.
Một số nỗ lực phòng chống đuối nước đặc biệt dành cho nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ em. Trong đó có huấn luyện kỹ năng bơi lội và sống sót dưới nước ở Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Thái Lan. Trông chừng trẻ nhỏ với sự quan tâm của cộng đồng ở Bangladesh, Ấn Độ và Thái Lan. Cải thiện hệ thống thông tin và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng tập trung vào thay đổi hành vi ở Thái Lan.
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nam giới và người 65 tuổi trở lên đối mặt với nguy cơ đuối nước cao hơn
Người cao tuổi chiếm khoảng 34% số ca tử vong do đuối nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới. Vào năm 2019, 66% số ca tử vong do đuối nước trong khu vực là nam giới.
Ở Tây Thái Bình Dương, tỷ lệ tử vong do đuối nước cao gấp 4 lần ở các nước thu nhập trung bình thấp so với các nước thu nhập cao. Chẳng hạn như, Micronesia có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất khu vực: 15,1/ 100.000 dân số. Trong khi đó, tỷ lệ ở Australia chỉ là 0,7/ 100.000 dân. Như vậy, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở Micronesia (nước cao nhất khu vực) cao gấp 20 lần so với Australia.
Dạy trẻ em tập bơi từ nhỏ để có kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước
20/37 quốc gia tại khu vực có mặt trong bản báo cáo của WHO. Trong số này, chỉ có 8 nước đã có chiến lược, chính sách và kế hoạch quốc gia phòng chống đuối nước. Ngoài ra, 15 nước có hệ thống dữ liệu quốc gia về đuối nước và triển khai chiến dịch truyền thông nhằm ngăn ngừa đuối nước.
Khu vực Tây Thái Bình Dương đã đưa ra nhiều can thiệp ngăn ngừa đuối nước. 14 quốc gia cung cấp chương trình giám sát trẻ em nhằm giữ trẻ em an toàn khỏi ao hồ, sông suối,… 17 quốc gia đã có chương trình dạy kỹ năng bơi và an toàn phòng chống đuối nước cho trẻ em.
19 quốc gia ở Tây Thái Bình Dương đã có chương trình huấn luyện về cứu hộ và hô hấp nhân tạo nạn nhân đuối nước. Tất cả các quốc gia ở khu vực đã có hệ thống cảnh báo sớm nhằm chuẩn bị giảm thiểu nguy cơ thiên tai thảm họa.