Gần 1 tấn sừng tê giác, ngà voi nhập lậu vào Việt Nam

14-08-2015 09:57 | Thời sự
google news

Lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ gần 1 tấn sừng tê giác và ngà voi nhập lậu vào Việt Nam.

Chiều 13/8, tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng, cục Cảnh sát phòng chống buôn lậu, Bộ Công an phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan và một số đơn vị liên quan đã thu giữ gần 1 tấn sừng tê giácngà voi nhập lậu vào Việt Nam.

Theo đó, khi tiến hành khám lô hàng đóng trong 2 container được vận chuyển trên tàu King Prian chuyến 148 UBR, cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 10/8.

Lô hàng do hãng tàu CMA CGM làm đại lý vận tải, đứng tên người nhận hàng trên vận đơn là Công ty TNHH Vạn An.

Gan 1 tan sung te giac, nga voi nhap lau vao VN

Lô ngà voi và sừng tê giác nhập lậu bị bắt giữ tại cảng Tiên Sa

Công ty TNHH Vạn An chỉ mô tả hàng là đá cẩm thạch dạng khối, đá thô, cắt cạnh chưa đánh bóng, hàng mới 100%. Giá trị đơn hàng trên tờ khai là gần 480 triệu đồng.

Qua các công tác nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã nắm được đây là đường dây buôn lậu hàng cấm từ Mozambique về Việt Nam.

Sau khi tháo dỡ phát hiện 8/16 kiện hàng của 1 container có chứa các khối đá giả. Trong các khối đá giả này các đối tượng đã cất giấu sừng tê giácngà voi.

Gan 1 tan sung te giac, nga voi nhap lau vao VN

Số ngà voi và sừng tê giác được cất giấu trong container chứa đá xay cẩm thạch

Thời gian qua, hàng chục vụ buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác, ngà voi từ nước ngoài về Việt Nam với số lượng rất lớn đã bị triệt phá.

Trước đó trong buổi tọa đàm với các cơ quan truyền thông về quản lý mẫu vật loài hoang dã thuộc các phụ lục CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) do Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WSC) tổ chức tại TPHCM ngày 12/9/2013, thông tin được đưa ra là Việt Nam đang trở thành điểm trung chuyển những mẫu loài động vật hoang dã trái phép như sừng tê giác, ngà voi lớn nhất thế giới.

Theo ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, lý do để Việt Nam trở thành nước trung chuyển mẫu vật hoang dã lớn nhất thế giới là do pháp luật của Việt Nam còn lỏng lẻo, chỉ phạt hành chính rồi thả ra nên chưa đủ tính răn đe.

Thùy Giang (Tổng hợp)

 

 


Ý kiến của bạn