Gai đôi cột sống và chế độ tập luyện, ăn uống

23-07-2013 09:50 | Tin nóng y tế

Tôi hay bị đau thắt lưng mỗi khi đi bộ hay đứng lâu một chỗ. Đi khám chụp Xquang, kết quả bị gai đôi cột sống thắt lưng và vôi hóa đốt L4, L5. Xin bác sĩ cho biết, vì sao tôi còn trẻ mà đã bị như vậy? Tập thể dục thẩm mỹ có ảnh hưởng gì không? Nên có chế độ ăn uống với các dưỡng chất như thế nào cho phù hợp?

Tôi hay bị đau tht lưng mi khi đi b hay đứng lâu một chỗ. Đi khám chụp Xquang, kết quả bị gai đôi cột sống thắt lưng và vôi hóa đốt L4, L5. Xin bác sĩ cho biết, vì sao tôi còn trẻ mà đã bị như vậy? Tập thể dục thẩm mỹ có ảnh hưởng gì không? Nên có chế đ ăn uống với các dưỡng chất như thế nào cho phù hợp?

Nguyễn Thị Liên (Thái Nguyên)

Gai đôi cột sống là một dị tật bẩm sinh của cột sống, vị trí hay gặp là vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Người bị gai đôi cột sống có thể không có biểu hiện gì, cũng có thể đau mạn tính, thỉnh thoảng có những đợt đau cấp. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, gai đôi còn thúc đẩy thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải cứ người bị gai đôi và bị đau lưng là bị thoát vị đĩa đệm.

Khi được chẩn đoán gai đôi cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt gai. Nhưng thực tế, việc điều trị bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, chỉ phẫu thuật khi có biểu hiện chèn ép thần kinh, tổn thương khác trong ống tủy. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ, hoặc kết hợp dùng một số dụng cụ nâng đỡ như áo nẹp lưng... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu. Người bệnh cần phải chú ý tập thể dục đều đặn nhưng cần tránh những môn tập nặng, bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như nhảy cao, nhảy dây... mà nên tập các môn thể thao nhẹ như bơi lội, aerobic, yoga... để giúp giảm sức nặng của cơ thể lên cột sống. Nếu bạn bị gai đôi xương cụt và thắt lưng thì khi tập aerobic không nên tập các động tác xoay, vặn, cúi vì sẽ làm đau nhiều hơn. Về chế độ ăn uống, cần hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả, uống sữa, giữ cân nặng hợp lý. Một số nghiên cứu cho rằng, nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu. Trong thư bạn nói chỉ đau khi đi bộ hoặc đứng lâu mà không có rối loạn thần kinh, không nên quá lo lắng và không cần điều trị gì cả. Bạn cứ sống hòa bình với nó. Trường hợp đau nhiều hoặc có biểu hiện chèn ép, rối loạn thần kinh thì cần đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc hoặc tư vấn cách điều trị.                      
 
BS. Nguyễn Văn Thịnh

Ý kiến của bạn