Gấc: trợ thủ của mắt và da

23-07-2012 14:17 | Y học cổ truyền
google news

Gấc có tên khoa học Momordica cochinchinensis, là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đông y gọi là mộc miết và mộc miết tử (nếu dùng hạt). Gấc có nhiều giá trị đối với sức khỏe.

Gấc có tên khoa học Momordica cochinchinensis, là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đông y gọi là mộc miết và mộc miết tử (nếu dùng hạt). Gấc có nhiều giá trị đối với sức khỏe.

Hỗ trợ ngăn chặn ung thư: trong gấc tươi,  hàm lượng lycopen trong thịt gấc là 2,227mg/g. Theo nghiên cứu của Đại học California thì hàm lượng lycopene có trong dầu quả gấc VN cao gấp 70 lần cà chua, gấp 10 lần so với trái ổi. Lycopen là một chất chống oxy hóa rất quan trọng, giúp “tiêu diệt” các tế bào có nguồn gốc ung thư.

Theo International Journal nếu trong cơ thể phụ nữ có chứa hàm lượng lycopene đáng kể thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư như vòm họng, trực tràng, dạ dày, thực quản sẽ giảm 5 lần.


Hỗ trợ phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến: các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng nồng độ lycopen trong máu caogiúplàm giảm đáng kể nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Gấc có hàm lượng lycopen khá cao. Điều này cho thấy gấc có thể có tác dụng phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Thử nghiệm trên 26 bệnh nhân mới được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến được cho uống 15mg lycopen/ngày trong ba tuần trước phẫu thuật, kết quả cho thấy kích thước của khối u giảm rõ rệt.

Hỗ trợ phòng trị ung thư gan và xơ gan: trường Đại học Y Hà Nội và Viện Quân y 108 nghiên cứu tác dụng của thuốc làm từ tinh dầu gấc trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý gan như viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Bệnh nhân ung thư gan sau một thời gian điều trị kích thước khối u thu nhỏ và nồng độ a feto - protein/huyết thanh trở về mức bình thường.

Hỗ trợ trị ung thư vú: theo nghiên cứu ở Mỹ, tinh dầu được chế từ quả gấc cho thấy: các hợp chất của beta caroten, lycopen, alphatocco pherol... có trong dầu gấc có khả năng làm vô hiệu hóa 75% các chất có khả năng gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ.

Hỗ trợ bệnh tim mạch: tại trung tâm sức khỏe Haifa, các chuyên gia khi kiểm tra hàm lượng lycopene trong các xét nghiệm của bệnh nhân đã hoàn toàn bất ngờ vì lycopene là chất chống oxy hóa rất tích cực, nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành oxy hóa LDL, cholesterol có hại trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

Hỗ trợ chống lão hóa, đẹp da: trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc... Hiện nay dầu gấc còn được chiết xuất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân.

Hỗ trợ chống oxy hóa: phần thịt gấc cũng có hàm lượng acid béo rất cao, từ 17 - 22% (trọng lượng). Tinh dầu gấc có chứa nồng độ carotenoids là 5,700mg/ml với 2,710mg/ml là beta-caroten. Nhu cầu dầu gấc hàng ngày của một người khoảng 2ml. Lượng beta-caroten hấp thu (từ dầu gấc) khoảng 5mg/người. Trong tinh dầu gấc hàm lượng vitamin E cũng rất cao. Vì vậy, gấc là nguồn thực phẩm cung cấp các chất chống oxy hóa có giá trị sinh học cao.

Nâng cao sức đề kháng cơ thể: curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất curcumin được coi là quý giá còn có beta-caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.

Chống khô mắt, làm đẹp mắt: trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng beta carotene (tiền sinh tố của vitamin A). Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, là loại sinh tố cần thiết đối với mắt. Học sinh, sinh viên thức khuya ôn bài, hoặc làm việc lâu trước máy vi tính, mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn. Vitamin A còn được dùng điều trị bệnh khô mắt cho trẻ em. Tinh dầu gấc có chứa nồng độ carotenoids là 5,700mg/ml với 2,710mg/ml là beta-caroten. Nhu cầu dầu gấc hàng ngày của một người khoảng 2ml. Lượng beta-caroten hấp thu (từ dầu gấc) khoảng 5mg/người. Như vậy, gấc rất có ích lợi cho việc giúp mắt khỏi khô, giúp làm sáng mắt…

Những năm gần đây, các nhà khoa học của Mỹ đã lưu tâm nghiên cứu về quả gấc, nhất là quả gấc của Việt Nam. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ đã đưa ra nhận xét rằng: “Gấc là loại quả sạch, an toàn và có hiệu quả chống oxy hóa cao hơn cà chua và cà rốt nhiều lần, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, loại bỏ phần nào các tác hại của môi trường như tia xạ, thuốc trừ sâu... giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng”. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành sinh học và dược học Việt Nam!

Quả gấc đặc biệt có giá trị cho mắt vì nó giàu những chất carotenoid như beta-caroten, lutein và zeaxanthin. Những nghiên cứu gần đây cho thấy carotenoid trong quả gấc có thể có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy những người hấp thụ hai chất carotenoid, lutein và zeaxanthin, có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể.

Những nghiên cứu khác cho thấy sự tập trung cao của lutein và zeaxanthin trong hoàng điểm trực tiếp dẫn đến giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa hoàng điểm. Viện mắt Mỹ cho biết thoái hóa hoàng điểm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa cho những người trên 50 tuổi ở Mỹ. Các nghiên cứu khác cho thấy zeaxanthin và lutein có thể bảo vệ các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng cho hoàng điểm và phần còn lại của võng mạc. Một nghiên cứu quan trọng kiểm tra 90 bệnh nhân mắc AMD cho thấy, được bổ sung những carotenoid đáng kinh ngạc này có thể cải thiện thị lực ở phần lớn các bệnh nhân.

Trị quai bị: hạt gấc đốt thành than 3 - 4 hạt, trộn đều với dầu vừng (mè) hoặc dầu dừa, hoặc giấm thanh (chua), hoặc rượu, bôi đều lên chỗ sưng, ngày 3 - 4 lần, vừa hết viêm lại vừa hết đau rất nhanh.

Lưu ý:

Tuy tinh dầu gấc có công dụng tiện lợi và hiệu quả nhưng các nhà chuyên môn lưu ý là mỗi ngày người lớn chỉ sử dụng 20 - 25 giọt và 5 - 10 giọt đối với trẻ em.

Lương y HOÀNG DUY TÂN

Ý kiến của bạn