Flavonoid làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân Parkinson

08-02-2022 16:20 | Thông tin dược học

SKĐS - Một nghiên cứu mới cho thấy, việc sử dụng flavonoid có thể giảm nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh Parkinson...

Bệnh Parkinson: Cách nhận biết và dùng thuốc như thế nào?Bệnh Parkinson: Cách nhận biết và dùng thuốc như thế nào?

SKĐS - Bệnh Parkinson là một bệnh rối loạn thoái hoá tiến triển, gây rối loạn chức năng vận động thuộc hệ ngoại tháp, thường gặp ở người cao tuổi. Với việc gia tăng tuổi thọ đồng nghĩa với tỷ lệ người già ngày một tăng trong dân số nên tần suất của bệnh parkinson sẽ gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất, gây ra tình trạng thoái hóa mạn tính tiến triển. Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 1% người trên 60 tuổi.

Theo Hiệp hội Parkinson, hơn 60.000 người được chẩn đoán mắc Parkinson mỗi năm và hơn 10 triệu người trên thế giới đang sống chung với căn bệnh này.

Các biểu hiện và triệu chứng thường gặp nhất bao gồm: Run rẩy, đi lại khó khăn, giảm sự khéo léo, rối loạn giấc ngủ, có cảm giác buồn tẻ, khó chịu…

Mặc dù bệnh Parkinson không được coi là một bệnh gây tử vong, nhưng các biến chứng của bệnh có thể dẫn đến tăng nguy cơ tử vong.

Điều trị bệnh Parkinson thường là kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng càng lâu càng tốt cùng với giảm thiểu tác dụng phụ.

photo-1644300615609

Bệnh Parkinson là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất

Liệu pháp điều trị bằng thuốc

Thường giúp kiểm soát tốt các dấu hiệu vận động của bệnh Parkinson trong 4-6 năm, gồm:

- Levodopa/carbidopa: Tiêu chuẩn vàng để điều trị triệu chứng của bệnh.

- Thuốc ức chế monoamine oxidase: Có thể được xem xét để điều trị bệnh ban đầu trong giai đoạn sớm của bệnh.

- Các chất chủ vận dopamine khác (ví dụ: Ropinirole, pramipexole): Đơn trị liệu trong giai đoạn sớm của bệnh và liệu pháp bổ trợ ở giai đoạn trung bình đến tiến triển.

- Các tác nhân đối kháng cholinergic (ví dụ: trihexyphenidyl, benztropine).

Ngoài ra, để điều trị cho các dấu hiệu không vận động có thể sử dụng các thuốc như: Sildenafil citrate, polyetylen glycol, modafinil, methylphenidate...

Flavonoid có thể hỗ trợ điều trị Parkinson

Theo một nghiên cứu mới tại Đại học Pennsylvania State, Mỹ, những người bị bệnh Parkinson ăn nhiều flavonoid - các hợp chất có trong thực phẩm có nhiều màu sắc như quả mọng, ca cao và rượu vang đỏ - có thể có nguy cơ tử vong thấp hơn những người không ăn.

Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trên 599 phụ nữ và 652 nam giới đã được chẩn đoán mắc chứng Parkinson. Những người tham gia được hỏi tần suất họ ăn một số loại thực phẩm giàu flavonoid, như trà, táo, quả mọng, cam, nước cam và rượu vang đỏ.

Kết quả cho thấy, những người người dùng flavonoid cao nhất có cơ hội sống sót cao hơn 70% so với nhóm dùng thấp nhất. Những người ở nhóm cao nhất tiêu thụ khoảng 673 mg flavonoid mỗi ngày trong khi những người ở nhóm thấp nhất tiêu thụ khoảng 134 mg.

Flavonoid, nhóm các chất tự nhiên có trong trái cây, rau, ngũ cốc, vỏ cây, rễ, thân, hoa, trà, rượu vang... là thành phần không thể thiếu trong nhiều ứng dụng dược, mỹ phẩm, do có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư kết hợp với khả năng điều chỉnh chức năng enzyme quan trọng.

Theo các nhà nghiên cứu, flavonoid là chất chống oxy hóa, vì vậy có thể làm giảm mức độ viêm thần kinh mãn tính. Hoặc chúng có thể tương tác với các hoạt động của enzyme và chậm làm mất tế bào thần kinh, đồng thời có thể bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức trầm cảm, cả hai đều liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn.

Các nhà nghiên cứu cho hay, khi những người đã được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson tiêu thụ nhiều flavonoid, nguy cơ tử vong thấp hơn trong vòng 34 năm so với những người không tiêu thụ nhiều flavonoid.

Ngoài ra, ăn nhiều flavonoid trước khi được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong ở nam giới hơn.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, việc thêm một vài khẩu phần thực phẩm giàu flavonoid vào chế độ ăn mỗi tuần có thể là một cách đơn giản giúp bệnh nhân Parkinson cải thiện tuổi thọ.

Lưu ý rằng tiêu thụ rượu vang không được vượt quá một cốc mỗi ngày đối với phụ nữ và hai cốc ở nam giới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?

DS. Hoàng Vân
(Theo medicalxpress.com, 26/1/2022)
Ý kiến của bạn