Sinh non là tình trạng chuyển dạ ba tuần trước ngày dự sinh của em bé (tuần thứ 37 của thai kỳ). Trẻ có thể gặp một số các biến chứng khi sinh non như: Rối loạn thân nhiệt, thiếu máu, vàng da sơ sinh, bệnh tim mạch bẩm sinh, các vấn đề liên quan đến hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh...
Những vấn đề nghiêm trọng của sinh non có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó, rất cần có một phương pháp điều trị sinh non hiệu quả.
Năm 2011, makena là thuốc được FDA phê duyệt khẩn cấp để giúp ngăn ngừa sinh non. Đến nay, makena và các thuốc gốc có liên quan được coi là phương pháp điều trị duy nhất hiện có để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu quốc tế năm 2019 trên 1.700 phụ nữ cho thấy, loại thuốc này không làm giảm sinh non mà có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm cục máu đông và trầm cảm.
Mới đây, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức rút lại giấy phép với thuốc ngăn ngừa sinh non này.
Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp của các ủy ban cố vấn của cơ quan vào tháng 10 năm ngoái, nơi các thành viên hội đồng đã bỏ phiếu với tỷ lệ 14-1 để khuyến nghị rút makena khỏi thị trường.
FDA cho hay, việc rút lại giấy phép lưu hành loại thuốc này là do liên quan đến các rủi ro của thuốc makena, bao gồm rối loạn thuyên tắc huyết khối, phản ứng dị ứng, giảm dung nạp glucose và giữ nước...
Tháng trước, nhà sản xuất thuốc makena, Covis Pharma, đã tự nguyện rút makena khỏi thị trường.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Răng khôn nguy hiểm như thế nào? Tại sao cần phải nhổ răng khôn?