FDA đề xuất phương pháp mới tiêm vaccine đậu mùa khỉ giúp tiêm được cho nhiều người hơn

09-08-2022 15:14 | Quốc tế
google news

SKĐS - Với phương pháp tiêm mới này mà FDA đề xuất, 1 lọ thuốc tiêm đậu mùa khỉ 1 liều có thể tiêm tối đa cho 5 người thay vì cho 1 người như trước.

Dấu hiệu "chỉ điểm" nào có thể gây nhầm lẫn giữa đậu mùa khỉ với bệnh lây truyền qua đường tình dục?Dấu hiệu 'chỉ điểm' nào có thể gây nhầm lẫn giữa đậu mùa khỉ với bệnh lây truyền qua đường tình dục?

SKĐS - Triệu chứng phát ban ở vùng sinh dục và quanh hậu môn trong một số trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs).

Chính phủ Mỹ đang xem xét thay đổi cách nhân viên y tế tiêm vaccine đậu mùa khỉ nhằm tận dụng tối đa nguồn cung, Ủy viên Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) TS. Robert Califf cho hay.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố dịch đậu mùa khỉ ở Mỹ là tình trạng khẩn cấp y tế công. Và Mỹ hiện đang xem xét tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ Jynneos ở trong lớp da thay vì tiêm dưới lớp da.

"Chúng tôi đang xem xét biện pháp tiêm mới liều lượng vaccine Jynneos hiện nay cho phép các cơ sở y tế sử dụng ống 1 liều vaccine để tiêm cho tổng cộng 5 người.", TS. Califf (FDA) nói.

Tiêm vaccine đậu mùa khỉ ở trong lớp da thay vì dưới lớp da nhằm tiêm được cho nhiều người hơn - Ảnh 2.

Da chứa tế bào đuôi gai có công dụng kích thích phản ứng miễn dịch. Vì vậy, phương pháp tiêm vaccine bên trong lớp da thay vì dưới da đã được thực hành trong vaccine phòng cúm, vaccine phòng dại, và vaccine phòng lao.

Vaccine đậu mùa khỉ hiện nay được tiêm ở dưới da. Nhưng với liều tiêm ở trong lớp da, về cơ bản, vaccine sẽ chỉ nằm ở trong da chứ không xuyên qua da", TS. Daniel Griffin, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Columbia cho biết.

FDA vẫn đang quyết định xem tính khả thi của phương pháp tiêm mới này cũng như đề xuất khung thời gian bắt đầu tiến hành, một phát ngôn viên của FDA cho biết.

"Nếu FDA quyết định thông qua biện pháp này, FDA sẽ quyết định các bước đi phù hợp, trong đó bao gồm cả việc ai sẽ đề xuất lên cả Cơ quan cấp phép sử dụng khẩn cấp (UEA). Đề xuất lên UEA có thể do các cơ quan chính phủ hay các nhà tài trợ tiến hành", trong một tuyên bố FDA nêu rõ. "FDA chưa đưa ra quyết định về biện pháp này. Chúng tôi sẽ thảo luận với các đối tác và CDC Mỹ, cộng đồng y tế công trong những ngày tới để quyết định tính khả thi cũng như khung thời gian triển khai tiêm. Chúng tôi hy vọng sẽ chia sẻ thêm thông tin chi tiết trong những ngày tới".

Phương pháp mới có thể giúp thêm nhiều người được tiêm vaccine đậu mùa khỉ

Theo TS. Jay Varma - chuyên gia dịch tễ học, liều lượng nhỏ hơn để tiêm ở bên trong lớp da đã từng được tiêm tương tự với vaccine phòng cúm và vaccine phòng dại.

"Lớp da có những tế bào đặc biệt rất tốt trong việc giúp vaccine thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể", TS. Jay Varma lý giải.

Những tế bào này được gọi là tế bào đuôi gai, có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Griffin nói.

"Những tế bào đuôi gai sống ở trong da, có khả năng "dạy" hệ miễn dịch cần phải phản ứng với cái gì", ông nói.

"Nếu bạn có thể tiêm vaccine đậu mùa khỉ ở trong da, bạn có thể chỉ cần tiêm liều nhỏ hơn. Các tế bào đuôi gai này chỉ cần chút ít thôi để minh họa cách cơ thể phản ứng miễn dịch", ông cho hay.

Cách tiêm vaccine đậu mùa khỉ mới này vẫn cần thêm nghiên cứu, tuy nhiên TS. Griffin cho biết dữ liệu về tính hiệu quả của nó sẽ sớm được thu thập, bởi nghiên cứu và cấp phép sử dụng vaccine đậu mùa khỉ chủ yếu dựa trên phản ứng miễn dịch.

Nhân viên y tế có khả năng tiêm vaccine ở trong lớp da thay vì dưới lớp da hay không?

Mặc dù phương pháp mới này có khả năng tận dụng tối đa liều tiêm vaccine, nhưng cũng có thể mang tính thử thách. "Đó là một ý tưởng rất hay", TS. Griffin nhận định trước bối cảnh nhu cầu cần tiêm vaccine đậu mùa khỉ cao ở Mỹ mà vaccine lại đang khan hiếm.

Tuy nhiên, GS. TS. William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt cho biết cách tiêm này có thể khó thực hiện.

"Tiêm vaccine ở bên trong lớp da rất khó. Ý tưởng nghe thì có vẻ rất hay bởi có thể tiêm cho nhiều người hơn, nhưng chúng ta phải tiêm đúng", ông nói. "Ở các khoa phòng bệnh lao của chúng tôi, nhiều y tá không biết tiêm kiểu này. Tuy nhiên, nhìn chung y tá chỉ cần thực hành một chút là có thể tiêm được. Do y tá có nhiều kinh nghiệm, nên y tá học và thực hành sẽ nhanh hơn".

Các thử nghiệm tiêm trong da đã được thực hiện đối với bệnh lao. GS.William Schaffner cho biết nhiều y tá đã thực hành phương pháp tiêm da đối với bệnh lao. Họ đã biết cách tiêm kiểu này và có thể dễ dàng tiêm tương tự đối với vaccine đậu mùa khỉ.

Còn chuyên gia Califf cho biết, phương pháp tiêm này cũng không có gì mới lạ. "Phương pháp tiêm trong da đã được thực hành thường xuyên đối với nhiều bệnh khác. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn tự tin về thực hành phương pháp tiêm này", ông nói.

Dawn O'Connell - trợ lý về chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh tại Bộ Y tế Mỹ cho biết 150.000 liều vaccine Jynneos sẽ tới Kho Dự trữ Chiến lược Quốc gia Mỹ vào tháng 9, sớm hơn so với dự kiến vào tháng 10 trước đó. Người trợ lý này cũng cho biết cho tới nay, 602.000 liều vaccine Jynneos cũng đã được gửi tới các bang và các địa phương ở Mỹ.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính ít nhất 1,5 triệu người ở Mỹ đủ điều kiện tiêm phòng vaccine đậu mùa khỉ.

 Bệnh đậu mùa khỉ: Bộ Y tế đã kích hoạt văn phòng đáp ứng khẩn cấp tập huấn, hướng dẫn, điều trị, giám sát bệnh Bệnh đậu mùa khỉ: Bộ Y tế đã kích hoạt văn phòng đáp ứng khẩn cấp tập huấn, hướng dẫn, điều trị, giám sát bệnh

SKĐS - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, Bộ đã chủ động chỉ đạo các địa phương xây dựng các biện pháp phòng, chống; liên tục liên hệ với các tổ chức quốc tế để cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Mời độc giả xem thêm video:

Những đối tượng nào là nhóm nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ?


Nguyễn Vân
(theo CNN Health)
Ý kiến của bạn