F0 test nhanh: Vì sao người 3 ngày âm tính, người 15 ngày vẫn dương tính?

14-03-2022 22:16 | Đời sống
google news

Nhiều người băn khoăn tại sao cùng mắc COVID-19 một thời điểm nhưng có người chỉ vài ngày là âm tính, người 15 ngày, thậm chí lâu hơn vẫn dương tính.

Tại sao âm tính với SARS-CoV-2 mà vẫn bị ho, cách giảm ho hiệu quảTại sao âm tính với SARS-CoV-2 mà vẫn bị ho, cách giảm ho hiệu quả

SKĐS - Rất nhiều người nhiễm SARS-CoV -2, sau khi có kết quả kháng nguyên âm tính (test nhanh) mà vẫn bị ho, vì sao vậy?

Theo BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, thời gian dương tính dài hay ngắn là do cơ địa mỗi người. Vì vậy mới xảy ra hiện tượng người vài ba ngày đã âm tính nhưng người 2 tuần thậm chí cả tháng vẫn dương tính.

Thông thường, người mắc COVID-19 sẽ âm tính trong khoảng 1-2 tuần từ khi nhiễm bệnh. Nhưng nếu thời gian dương tính kéo dài, trong khi cơ thể không có dấu hiệu trở nặng thì cũng không nên quá lo lắng mà cần tiếp tục theo dõi sức khỏe.

BS Khanh khuyến cáo, do xuất phát từ cơ địa nên không có cách nào khác để mau âm tính hơn mà chỉ có thể chờ đợi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh dù âm tính sau vài ngày vẫn nguy cơ trở nặng. Vì thế xét nghiệm âm hay dương tính thì bệnh nhân vẫn cần tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.

F0 test nhanh: Vì sao người 3 ngày âm tính, người 15 ngày vẫn dương tính? - Ảnh 1.

Chuyên gia cho rằng, bệnh nhân COVID-19 có thời gian dương tính dài hay ngắn là do cơ địa. (Ảnh: CDC Đồng Nai)

Theo các chuyên gia, người dương tính kéo dài có thể do sức đề kháng yếu và quá trình điều trị không thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh mũi họng hay bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, khả năng đào thải virus của mỗi người cũng khác nhau nên có hiện tượng hai người cùng mắc bệnh một thời điểm nhưng có người âm tính trước có người sau.

Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ dương tính kéo dài, người bệnh COVID-19 cần chú ý chế độ nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, trái cây và tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao thể trạng.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần giữ gìn vệ sinh thật tốt, thường xuyên sát khuẩn mũi, họng, tay và các vật dụng. Bệnh nhân cần tuyệt đối không sử dụng bia, rượu hay các chất kích thích trong quá trình điều trị.

Nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly?Nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly?

SKĐS - Với trường hợp người đã có kết quả xét nghiệm âm tính không cần phải cách ly với các F0 còn lại bởi lúc này cơ thể của F0 đã âm tính vẫn còn kháng thể giúp họ bảo vệ bản thân.

Phát hiện bằng chứng Deltacron có thật


theo VTC
Ý kiến của bạn