Hà Nội

F0 cần làm gì để bảo vệ bản thân trước hậu COVID-19?

14-03-2022 07:54 | Y học 360
google news

SKĐS - Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều triệu chứng hậu COVID mà người bệnh có thể phải đổi mặt. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước tình trạng hậu COVID-19 vẫn là tránh nhiễm virus ngay từ đầu, tiêm phòng vaccine đầy đủ, tuân thủ các biện pháp sức khỏe công cộng...

Buồn nôn hậu COVID-19, chữa thế nào? Buồn nôn hậu COVID-19, chữa thế nào?

SKĐS - Người nhiễm COVID-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài. Trong số đó, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là buồn nôn và nôn ói chiếm một số lượng không nhỏ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hầu hết những người mắc COVID-19 đều hồi phục hoàn toàn, nhưng các nghiên cứu khoa học cho thấy khoảng 10% -20% người bệnh trải qua những tác động từ trung hạn đến dài hạn của COVID-19 sau khi đã khỏi bệnh. Những tác động trung và dài hạn này được gọi chung là tình trạng hậu COVID-19.

Dấu hiệu nhận biết F0 bị hậu COVID-19

Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều triệu chứng hậu COVID mà người bệnh có thể phải đổi mặt:

Làm gì để F0 sau khi khỏi bệnh không lo bị hậu COVID-19? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Người nhiễm COVID-19 sau khi khỏi bệnh có thể vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, bị huyết khối… Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…

Người bệnh trong giai đoạn hậu COVID-19 cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung; thường xuất hiện tình trạng não sương mù, nhận thức kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng.

Đối với người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn… khi Covid-19 xảy ra trên nền bệnh đó có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn.

Một số người khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 nghiêm trọng có thể gặp phải các ảnh hưởng xấu tới đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài, kèm theo các triệu chứng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, giảm độ lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp (giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học, xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực), rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim...

Làm gì để bảo vệ bản thân trước hậu COVID-19?

Theo các chuyên gia y tế, cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân trước tình trạng hậu COVID-19 vẫn là tránh nhiễm virus ngay từ đầu. Quan trọng nữa tiêm phòng vaccine đầy đủ, tuân thủ các biện pháp sức khỏe công cộng, cụ thể:

- Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác

- Đeo khẩu trang vừa vặn che mũi và miệng

- Giữ môi trường thông thoáng

- Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay

- Rửa tay thường xuyên

- Tiêm vaccine ngay khi đến lượt.

Làm gì để F0 sau khi khỏi bệnh không lo bị hậu COVID-19? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

F0 cần làm gì sau khi đã âm tính?

Dù đã khỏi COVID-19 người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ:

Tập thở: Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày.

Tập thể dục: Hàng ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh. Tập theo các chương trình thể dục trên đài truyền hình mỗi sáng lúc 5 giờ, nếu tự tập phải đảm bảo 30 phút hàng ngày.

Đi bộ: Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi bộ khoảng từ 4.000 đến 18.000 bước/ngày tùy theo yêu cầu. Tuy nhiên mục tiêu 10.000 bước/ngày là khá phù hợp cho người trưởng thành khỏe mạnh.

Dinh dưỡng đúng: Nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali. Nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hào, nghêu sò…

Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Hậu COVID-19Hậu COVID-19

SKĐS - COVID-19 đã 'sống' cùng với chúng ta hơn 2 năm, bỗng dưng mọi người hỏi rất nhiều về hậu COVID, ngay cả ba mẹ tôi cũng rất lo lắng và hỏi tôi như thể.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phát hiện bằng chứng Deltacron có thật


M.H (t/h)
Ý kiến của bạn