Khủng bố
“Nguy cơ bị tấn công là có thật, tuy nhiên nước Pháp sẽ không bị đe dọa vì điều đó” là phát biểu của tổng thống Pháp Francois Hollande tại hội nghị quốc tế diễn ra tại Clairefontaine. Các chiến binh thánh chiến IS xâm nhập vào Pháp qua những cuộc di cư ồ ạt của người tị nạn vào châu Âu vì chiến tranh ở Syria và Irac. Tình hình nước Pháp đang khá bất ổn khi họ liên tục tăng mức độ cảnh báo về nguy cơ khủng bố.
Trận khai mạc Euro 2016 giữa Pháp và Romania sẽ diễn ra lúc 2.00h ngày 11/6 (giờ Việt Nam), khi đó hàng triệu người hâm mộ trên thế giới sẽ đổ về Paris. Nhà chức trách Pháp đã triển khai hàng chục nghìn cảnh sát và nhân viên công tuần tra liên tục 24/24 xung quanh những điểm người hâm hay lui tới.
Cảnh sát Pháp thắt chặt tuần tra trước nguy cơ bị tấn công từ chính công dân của mình
Cảnh sát Ukraina thông báo, họ mới bắt được một công dân Pháp khi đang vận chuyển vũ khi và vật liệu gây nổ với ý định thực hiện các cuộc đánh bom giải Euro 2016. Phía Ukraina cho biết thêm, họ thu giữ được 125kg thuốc nổ và một lượng lớn vũ khí. Kẻ bị bắt khai nhận, chúng có ý đồ nhắm vào người Hồi giáo vào Do thái do họ làm vấy bẩn nước Pháp.
Lũ lụt và đình công
Trận lụt kinh hoàng mà mới đây Paris phải gánh chịu vẫn đang gây ra những hậu quả nghiệm trọng, các tuyến tầu điện ngầm không thể hoạt động, khiến cho việc di chuyển của người hâm mộ trong khi diễn ra Euro gặp khó khăn. Tình hình lụt lội nặng nề đã khiến cho 4 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, cơ sở hạ tầng phục vụ Euro bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nhà chức trách đã phải sơ tán khẩn cấp 2 ngàn người di cư sống trong các trại tị nạn bên bờ sông Seine.
Không chỉ có lũ lụt mà đình công cũng gây không ít những phiền toái cho nhà chức trách Pháp. Lãnh đạo CGT- công đoàn kiên quyết nhất, thông báo sẽ đình công hết kì Euro. Chính phủ cánh tả của tổng thống François Hollande vẫn dứt khoát không rút lại dự luật lao động hiện đang được thảo luận tại Quốc hội, vì đối với họ, những quy định về lao động phải thích ứng với thực tế hiện nay của các doanh nghiệp và chỉ có như thế mới đẩy lùi nạn thất nghiệp, hiện vẫn chiếm tỷ lệ 10% ở Pháp.
Những cuộc đình công này sẽ gây thêm khó khăn cho ban tổ chức Euro-2016 trong việc vận chuyển các đội tuyển và các cổ động viên bóng đá từ khắp nơi trên thế giới đổ đến, mà tuyệt đại đa số sẽ sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng. Đó là chưa kể giới tài xế taxi cũng đang dọa sẽ đình công để bảo vệ quyền lợi của họ.
Hồi năm 1998, khi Pháp tổ chức Cúp bóng đá thế giới, các phi công Air France đã từng đình công ngay trước khi khai mạc sự kiện thể thao này, khiến 3 phần 4 số chuyến bay trong khoảng thời gian đó đã bị hủy. Lần này kịch bản năm 1998 có thể sẽ lặp lại.
Fan zone
Một trong những mối lo của ban tổ chức chính là “Fan zone”, đây là nơi tập hợp hầu hết người hâm mộ, ở đó họ dựng lều, uống bia, tổ chức tiệc tùng và cùng nhau thưởng thức những trận đấu. Cả 10 thành phố tổ chức Euro đều có các khu “Fan zone”, các mối đe dọa tấn công khủng bố ở đây là rất cao vì tập trung rất đông người. Cảnh sát trưởng Paris, Michel Cadot cho biết: “Chúng tôi đang nổ lực triển khai những biện pháp an toàn để người hâm mộ yên tâm khi đến Paris”.
Fan zone lớn nhất tại Paris có nguy cơ bị đóng cửa vì tấn công khủng bố
Michel cho biết thêm, họ sẽ triển khai khoảng 90.000 cảnh sát và 13.000 nhân viên anh ninh tư nhân từ 60 công tư khác nhau để đảm bảo an toàn tại các Fan zone và khu vực có màn hình lớn theo dõi Euro. Ngoài ra giấy tờ tùy thân cũng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ bằng việc liên tục kiểm tra, bất cứ ai không xuất trình được sẽ bị tạm giữ.
Dự kiến sẽ có hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới sẽ đến xem kỳ Euro 2016, diễn ra từ ngày 10/6 đến 10/7 tại Pháp. Với số lượng CĐV lớn như vậy, hiển nhiên các khu Fans zone sẽ là miếng mồi ngon cho những tay khủng bố nếu như không được đảm bảo an ninh kỹ càng.