Hà Nội

EU “thấm mệt” vì Ukraine

07-01-2015 08:00 | Quốc tế
google news

SKĐS - Châu Âu đã không lường trước được tất cả mọi thảm họa mà sự ủng hộ của họ đối với Ukraine sau cuộc đảo chính gây ra ở nước này trong năm 2014.

Châu Âu đã không lường trước được tất cả mọi thảm họa mà sự ủng hộ của họ đối với Ukraine sau cuộc đảo chính gây ra ở nước này trong năm 2014. Tình hình chính trị không ổn định, các bên tham chiến và ủng hộ hòa bình, Donbass và sự sụp đổ kinh tế. Phải xử sự như thế nào và phải làm gì với điều đó? Hai vấn đề ấy cần được EU giải quyết trong năm 2015.

​Tương lai kinh tế Ukraine chưa có gì sáng sủa.

Với vị trí địa chính trị là đất nước vùng đệm giữa Nga và phương Tây, bản thân lại phụ thuộc nhiều vào nước Nga về kinh tế, năng lượng, việc Ukraine chọn ngả hoàn toàn theo EU và NATO khiến Kiev tự đẩy mình vào thế làm “con tin” cho quan hệ chưa bao giờ yên ả giữa Nga và phương Tây. Trước thềm năm mới 2015, đồng grivna mất giá thảm hại, 80% doanh nghiệp mỏ phục vụ xuất khẩu ở miền Đông ngừng hoạt động, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ mức dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này xuống âm 8% trong năm 2014, hãng xếp hạng S&P cảnh báo nền kinh tế Ukraine chỉ còn khả năng cầm cự vài tháng nữa trước khi phải tuyên bố vỡ nợ.

Về phía EU, cuộc đảo chính tháng 2 ở Ukraine đã được người châu Âu tiếp nhận như là sự khởi đầu của con đường dân chủ mới. Các chính trị gia phương Tây đến Kiev không chỉ bày tỏ sự đồng tình với những tâm trạng nổi loạn mà còn đưa ra những hứa hẹn về một tương lai tươi sáng. Nhưng các chính trị gia Brussels đã sai lầm trong sự lựa chọn của họ. Ông Alexander Mikhailov, Ủ̉y viên Hội đồng Ngoại giao và Chính sách Quốc phòng Nga nói: “Châu Âu không thể hình dung được họ đang có quan hệ với đối tượng như thế nào. Theo các “kiến trúc sư” thiết kế cuộc cách mạng, ở Ukraine có những yếu tố của Liên Xô cũ với môi trường ổn định. Họ không biết rằng trong 20 năm qua, ở một số khu vực Ukraine, tinh thần và cách suy nghĩ dân tộc chủ nghĩa đã được cấy trồng và cắm rễ. Thậm chí đối với cả châu Âu, tinh thần và dân tộc chủ nghĩa ấy cũng khá xa lạ. Đó là những yếu tố mà người châu Âu không thể hiểu được”.

Tại Brussels, người ta bắt đầu dần dần nhận thức được sự kinh hoàng về những gì đang xảy ra. Trong khi đó, Kiev tiếp tục yêu cầu hỗ trợ về mặt tài chính. Nhưng các chính trị gia châu Âu đã quá mệt mỏi để giải quyết các vấn đề của người khác. Ông Alexander Mikhailov cho biết: “Châu Âu từ lâu đã thành con tin cho các nền kinh tế bao cấp. Trong nhiều năm, họ không biết phải làm gì với Hy Lạp. Vậy mà Ukraine còn là sản phẩm nguy hiểm hơn nhiều. Vì vậy, châu Âu hoặc là sẽ buộc phải mở hầu bao hoặc là đóng cửa biên giới với Ukraine. Tổ ong vỡ này gây ra những vấn đề rắc rối lớn. Nhưng châu Âu không có đủ nguồn lực để làm như vậy. Bản thân họ cũng đang sống trong điều kiện kinh tế chật vật”.

Ngoài tài chính, ở đây cũng có những động cơ chính trị. Theo bà Tatiana Isachenko, giáo sư Khoa Quan hệ kinh tế quốc tế và Kinh tế đối ngoại của Học viện Ngoại giao Nga, tiền đổ vào nền kinh tế Ukraine đã không dẫn đến sự thay đổi cơ bản nào trong nước này: “Trong thực tế, ở Ukraine không có gì thay đổi. Chính phủ mới không có gì khác so với Chính phủ trước đây. Chính quyền mới có thêm hai đặc điểm bổ sung: đó là quá tập trung vào Hoa Kỳ và bao quanh Chính phủ mới có quá nhiều phần tử cực đoan. Vì vậy mà châu Âu đang ở trong thế khó xử. Một mặt, họ không có nhiều khả năng để hỗ trợ Ukraine về tài chính, nhưng mặt khác, họ thực sự không hiểu tại sao họ cần phải duy trì Chính phủ không sẵn sàng nhượng bộ”.

Tình hình càng trầm trọng với thực tế rằng Kiev thường có những động thái không thể nào đoán trước. Cuối năm 2014, chính quyền Ukraine tuyên bố ý định áp đặt thuế đối với gần như tất cả các hàng nhập khẩu, bao gồm cả châu Âu. Doanh nhân châu Âu ngay lập tức phản đối sự vi phạm một cách trắng trợn các quy định WTO và nguyên tắc của EU. Kiev đã giải thích tất cả điều đó rằng họ phải bù đắp “lỗ hổng” trong ngân sách.

(Theo RT, AFP)

Phạm Quỳnh

 

 


Ý kiến của bạn