E.Coli biến chủng gây dịch nguy hiểm thế nào?

04-06-2011 09:46 | Y học 360
google news

Thông tin mới nhất (ngày 2/6/2011) từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, vi khuẩn E.Coli bị coi là thủ phạm gây dịch nhiễm khuẩn đường ruột tại châu Âu hiện nay là một chủng vi khuẩn mới, chưa từng được phát hiện ở bệnh nhân trước đây. Kết quả sơ bộ việc phân tích chuỗi gen cho thấy, chủng vi khuẩn mới này là dạng đột biến của hai chủng vi khuẩn E.Coli khác nhau.

LTS: Thông tin mới nhất (ngày 2/6/2011) từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, vi khuẩn E.Coli bị coi là thủ phạm gây dịch nhiễm khuẩn đường ruột tại châu Âu hiện nay là một chủng vi khuẩn mới, chưa từng được phát hiện ở bệnh nhân trước đây. Kết quả sơ bộ việc phân tích chuỗi gen cho thấy, chủng vi khuẩn mới này là dạng đột biến của hai chủng vi khuẩn E.Coli khác nhau. Chúng có những đặc tính khiến trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với hàng trăm loại chủng vi khuẩn E.Coli trong ruột người. Hiện đa ghi nhận 18 người thiệt mạng và hơn 1.500 trường hợp nhiễm bệnh nhưng giới chức vẫn chưa phát hiện được nguồn gây bệnh. Bài viết dưới đây cung cấp thêm cho độc giả những kiến thức mới về E.Coli.

 Chủng vi khuẩn E.Coli mới được phát hiện gây dịch tại châu Âu

Vi khuẩn E.Coli là gì?

Vi khuẩn E.Coli tạo ra độc chất cực độc hại

       Các chuyên gia truyền nhiễm cho hay, vi khuẩn Escherichia Coli (thường được viết tắt là E.Coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn ký sinh trong đường ruột. Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E.Coli trong nước là một chỉ điểm để biết nguồn nước bị ô nhiễm phân. Vi khuẩn E.Coli lây truyền bằng đường tay - miệng. Thông thường, một vài biến thể E.Coli tạo ra độc chất vô cùng độc hại, có thể gây tiêu chảy ra máu. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, suy thận... Những týp E.Coli khác có thể gây nhiễm khuẩn đường tiểu hoặc các loại nhiễm khuẩn khác. Để phòng bệnh, mọi người nên bỏ thói quen ăn thực phẩm tươi sống như tiết canh, rau sống, các món gỏi...; Nên ăn chín uống sôi, thận trọng với các loại thức ăn đường phố; Vệ sinh bàn tay sạch sẽ bằng xà phòng.
HỒNG LIÊN
E.Coli là viết tắt của thuật ngữ Escherichia Coli dùng để chỉ một nhóm vi khuẩn (bacteria) sống trong đường tiêu hóa (ruột) củacon người và động vật. Vi khuẩn E.Coli rất phổ biến và có mặt trong môi trường hữu cơ. Ngay cả ở các nước có nền kinh tế tiên tiến hơn ta như Mỹ và Âu châu, ngườita vẫn tìm thấy E.Coli trong một số thực phẩm.

Ngày nay, người ta đã xác định được các loại E.Coli khác nhau, có loại chỉ mang gen tiêu chảy, có loại chỉ mang gen gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Các vi khuẩn E.Coli cóthể gây bệnh được tựu trung vào 6 nhóm sau đây: VTEC (Verocytotoxin- producing E.Coli), AEEC (Attaching and effacing E.Coli), EPEC (Enteropathogenic E.Coli), ETEC (Enterotoxigenic E.Coli), EIEC (Enteroinvasive E.Coli) và EAEC (Enteroaggregative E.Coli). Tùy vào địa phương và độ tuổi, các vi khuẩn trên đây có những ảnh hưởng khác nhau đến bệnh tiêu chảy. Đặc biệt, VTEC được xem là một vấn nạn y tế toàn cầu vì vi khuẩn này chính là “thủ phạm” gây ra nhiều nạn dịch tiêu chảy trên thế giới trong thời gian 20 năm qua.

Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm E.Coli?

Chúng ta có thể bị nhiễm E.Coli qua tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người và phân động vật, kể cả gia cầm. E.Coli có thể xâm nhập vào thịt gia cầm hay thịt heo trong quá trình làm thịt. Nếu thịt bị nhiễm và không nấu chín (71°C) thì vi khuẩn có thể sống sót và thịt vẫn bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, một số thực phẩm sau đây cũng có thể bị nhiễm E.Coli: rau cải và trái cây, sữa tươi chưa được tiệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur. Chúng ta có thể bị nhiễm E.Coli qua tắm sông mà nước bị nhiễm khuẩn hay nước chưa được khử khuẩn bằng chlorin.

Triệu chứng bị nhiễm E.Coli là gì?

Thời kỳ ủ bệnh 2 - 20 giờ. Người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, ít khi nôn mửa. Thân nhiệt có thể hơi sốt. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sốt cao, người mỏi mệt, chân tay co quắp, đổ mồ hôi. Thời gian khỏi bệnh vài ngày. Ngoài ra, nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng và cũng không mắc bệnh. Khi bệnh nhân bị nhiễm E.Coli nghiêm trọng (tức có thể làm rối loạn máu và suy thận) thường có thêm các biểu hiện như: da xanh, lạnh, yếu cơ, đi tiểu ít…

Dưa chuột được coi là thủ phạm mang E.Coli gây tử vong ở Đức.
Điều trị nhiễm E.Coli như thế
nào?
Phần lớn các trường hợp bệnh nhân nhiễm E.Coli thường tự hồi phục. Điều trị chủ yếu bằng bù nước và điện giải. Ngay tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, không được sử dụng thuốc “cầm” tiêu chảy vì uống thuốc làm cho quá trình đào thải chậm lại, tạo cơhội cho cơ thể hấp thu độc tố do vi khuẩn E.Coli sản xuất. Để dựphòng, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh.
 
E. Coli gây bệnh theo cách nào?
 
Các vi khuẩn E.Coli gồm 4 loại kháng nguyên: O, K, H, F và nội độc tố gây tiêu chảy, ngoại độc tố gây tan huyết và phù thũng.

Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn E.Coli mắc phải, týp kháng nguyên và khả năng sinh độc tố của chúng mà mức độ gây bệnh sẽ khác nhau. Với các E.Coli gây tiêu chảy cần chú ý:

Nhóm EPEC: gồm các týp thường gặp O26:B6, O44, O55:B5, O112:B11, O124, O125:B5, O142 là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Nhóm ETEC: gây bệnh cho trẻ em, người lớn do tiết ra 2 độc tố ruột ST (độc tố ruột chịu nhiệt) và LT (độc tố không chịu nhiệt), trong đó độc tố LT hoạt hóa men adenyl cyclase trong tế bào ruột làm gia tăng yếu tố C.AMP (cyclicadenozin 5’ monophosphat).

Yếu tố này sẽ kích thích ion Clvà bicarbonat tách ra khỏi tế bào, đồng thời ức chế Na bên trong tế bào. Hậu quả là gây tiêu chảy mất nước. Còn độc tố ST: hoạt hóa men Guanyl Cyclase làm tăng yếu tố C.GMC (cyclic guanosin 5’ monophosphat) bên trong tế bào dẫn đến kích thích bài tiết muối và nước gây ra tiêu chảy. Những dòng E.Coli có cả 2 loại nội độc tố LT và ST sẽ gây ra tiêu chảy trầm trọng và kéo dài.

Nhóm EIEC: những E.Coli này bám lên niêm mạc và làm tróc niêm mạc gây loét niêm mạc, do đó gây tiêu chảy có đờm lẫn máu (giống Shigella). Các chủng này có thể lên men hay không lên men đường lactose và có phản ứng lysin decarboxylaza âm tính. Thường gặp các týp O125, O157, O144…

Nhóm VETEC: vừa gây tiêu chảy vừa là nguyên nhân gây viêm đại tràng xuất huyết (hermorrhagic colilic) và làm tổn thương mao mạch gây hiện tượng sưng phù (ederma) rất nguy hiểm đến tính mạng (do biến chứng). Nhóm VETEC bao gồm các týp: O26, O11, O113, O145, O157 ; đây là ngoại độc tố vetec gây tiêu chảy. Các biến chứng trên do vi khuẩn tiết ra một trong 2 loại ngoại độc tố VT1 (verocytoxin) và VT2 gây tác động thần kinh.

Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, người ta phát hiện chủng E.coli mới ký hiệu là E.Coli O157:H7. Đây là chủng phổ biến nhất trong các E.Coli gây bệnh tiêu chảy, ở vài bệnh nhân, vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong.

BẠCH ĐẰNG

ThS. NGUYỄN BẠCH ĐẰNG


Ý kiến của bạn