Thiếu selen, cơ thể sẽ không tổng hợp được vitamin C, sau đó teo cơ, tổn hại hệ tim mạch, hệ thống miễn dịch bị giảm sút, gây đục tinh thể, làm tế bào gan mất khả năng hô hấp, gây ra các rối loạn chức năng đường ruột và các rối loạn dinh dưỡng ngoài ruột.
Nên bổ sung selen từ những nguồn thực phẩm chứa nhiều selen. |
Tuy nhiên, khi dùng quá liều cho phép sẽ bị hội chứng selenosis (hơi thở có mùi tỏi), rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, móng tay móng chân bị mục, mệt mỏi, khó chịu, gây hại thần kinh. Dùng selen ở mức cao nhất có thể bị xơ gan, phù phổi, thậm chí tử vong. Năm 2009, tại Mỹ đã tiêm selen cho 21 con ngựa nhằm mục đích tăng sức, nhưng chúng đã lăn ra chết trước cuộc đua, kiểm tra thấy selen trong máu tăng gấp 10-15 lần, trong gan tăng gấp 20 lần so với ngựa bình thường.
Vì vậy, khi dùng selen cần lưu ý, để chống lão hóa selen thường phối hợp với betacaroten, vitamin E , vitamin C. Selen ở dưới dạng men khô có hàm lượng ổn định. Mỗi ngày chỉ uống 1 viên là đủ, không dùng nhiều hơn.
Selen có nhiều trong cây trinh nữ. Dùng cây trinh nữ sắc (với các dược liệu khác) chữa thấp khớp thì chỉ sắc nhẹ (vì nhiệt độ cao selen bị hỏng). Trước đây đã có dạng viên lá trinh nữ (ĐH Dược khoa Hà Nội) bảo toàn được selen hơn. Cần thu hái vào mùa hè, lúc ra hoa (thời điểm nhiều selen) đừng để mất lá khi phơi (vì selen trong lá hoa nhiều hơn trong thân). Loại cây dùng làm thuốc có thân màu thẫm, bò lòa xòa trên mặt đất, hoa màu tím, lá chét có 15-20 cặp. Đừng nhầm với cây tương tự thân màu trắng, cao vóng lên, lá chét có 10 cặp, mọc ở chỗ rợp, mát.
Trong thực phẩm chức năng có thể dùng selen dạng thảo dược hay dạng hóa chất. Không nên kỳ vọng nhiều vào quảng cáo. Loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa thấp khớp thường hướng dẫn liều đầy đủ, còn loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng chỉ giới thiệu liều sơ lược. Không nên lạm dụng, đặc biệt với loại có chứa hóa chất selen nhằm tránh tác hại do selen gây ra.
DS. Bùi Văn Uy