Duy trì kế hoạch hóa gia đình trong Nghị quyết dân số mới

14-12-2017 15:26 | Xã hội
google news

SKĐS - Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp hiệu quả đối với công tác dân số nhiều năm trước với mục tiêu giảm mức sinh. Đến nay, tình hình dân số có nhiều biến động nên Ban chấp hành Trung ương quyết định chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển nhưng vẫn duy trì kế hoạch hóa gia đình theo định hướng mới.

Kế hoạch hóa gia đình được định hướng như thế nào?

Nghị quyết số 21-NQ/TW nêu rõ nhiều hạn chế của công tác dân số trong 25 năm qua, trong đó nổi bật là mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Thực tế cho thấy, tại Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, bình quân mỗi phụ nữ sinh dưới 2 con, nhưng ở một số tỉnh thuộc khu vực trung du và miền múi phía Bắc là 2,69 con, thậm chí có tỉnh bình quân mỗi bà mẹ sinh trên 3 con như Lai Châu. Điều đáng nói là mức sinh cao lại thường tập trung ở đối tượng, khu vực có điều kiện kinh tế còn khó khăn khiến chất lượng dân số bị giảm sút. Do vậy, Ban chấp hành Trung ương quyết định chuyển trọng tâm dân số nhưng vẫn duy trì kế hoạch hóa gia đình theo hướng tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Ke hoạch hoá gia đình bao gồm việc sử dụng các biện pháp nhằm kiếm soát sinh đẻ đế tránh tăng dân số, nhưng cũng bao gồm cả nỗ lực giúp cho các cặp vợ chồng khó sinh đẻ. Vì thế người ta chia kế hoạch hoá gia đình ra làm hai hướng: kế hoạch hoá gia đình dương tính nhằm tăng phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình âm tính nhằm làm giảm phát triển dân số.

Một số biện pháp tránh thai thường được áp dụng hiện nay

Một số biện pháp tránh thai thường được áp dụng hiện nay

Từ trước đến nay, kế hoạch hóa gia đình ở nước ta được thực hiện theo hướng âm tính với các biện pháp tránh thai tạm thời (dùng dụng cụ tránh thai, thuốc tránh thai, xuất tinh ngoài, bao cao su nam…) hay tránh thai vĩnh viễn (đình sản). Trong Nghị quyết dân số mới, kế hoạch hóa vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con). Nghị quyết nêu rõ, cần củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân.

Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ qua mạng. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục củng cố mạng lưới, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội, hướng tới mục tiêu mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn.


Thu Lương
Ý kiến của bạn