Vĩnh Quang Lê là nhà thơ trưởng thành trong những năm 1975 của thời kỳ trước Đổi Mới đất nước. Ông được mọi người đánh giá là một trong những người Đổi Mới thơ ở Việt Nam. Tập trường ca “Những lời ca chưa đầy đủ” của ông một mặt đã ca ngợi sự nghiệp vĩ đại của nhân dân Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhưng mặt khác ông cũng chỉ ra những bất thường trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Phê phán kẻ cơ hội, tha hóa trong Đảng đã xuất hiện ở mọi nơi
Tác phẩm “Dứt bỏ” là một trong những tác phẩm thể hiện cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ, giữa kẻ hèn nhát và người anh hùng trong khoa học của ngành giao thông vận tải, và thể hiện một cách tinh tế quá trình tha hóa của con người trong chiến tranh. Tác phẩm “Dứt bỏ” ra đời năm 1992 như một lời cảnh tỉnh những kẻ hèn nhát, cơ hội. Tiểu thuyết đề cập đến hiện thực khốc liệt của cuộc đấu tranh diễn ra trong từng cơ quan mà điển hình ở đây là Viện khoa học với vỏ ngoài yên bình, tốt đẹp. Cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt từ trong cơ quan nhà nước rồi đến chiến trường.Chiến tranh làm bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt xung đột có tính thời đại. Đặc biệt giai đoạn 1991 là giai đoạn cao trào của văn học Đổi mới. Chủ đạo xuyên suốt tiểu thuyết là phê phán những kẻ cơ hội đội lốt cán bộ làm tha hóa một bộ phận cán bộ trong cơ quan cán bộ khoa học. Dứt bỏ cũng là niềm tin vào khoa học chân chính.
Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta thấy tiểu thuyết đã chịu sự chi phối chung quy luật thời bình, nghiêng về thể tài thế sự, đời tư. Tác phẩm ra đời được đánh giá như một khởi động đưa tới sự đổi mới triệt để và quyết liệt hơn trong cách thể hiện hiện thực bấy giờ. Tác phẩm phản ánh những tình huống gay cấn, những xung đột gay gắt tại Viện. Cốt truyện xoay quanh cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chân lý và kẻ sai trái, diễn ra từ thời bình đến khi chiến tranh, những kẻ tha hóa cơ hội đó, những người cán bộ mà đôi khi chúng ta lầm tưởng là người tốt lại vì ham sống sợ chết, đầu hàng kẻ địch. Câu chuyện về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chân lý và giả dối. Những kẻ tha hóa đó thật sự bộc lộ bản chất của mình bằng hành động đầu hàng kẻ địch.
Nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, .. đã được tác giả vận dụng, biến hóa một cách linh hoạt.Nhận vật Quảng vì yêu khoa học mà từ bỏchức chánh văn phòng mà mọi người có chủ ý đề bạt anh.
“Dứt bỏ” là tác phẩm có nhiều kịch tính, cốt truyện giàu tâm trạng. Tác phẩm cũng thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau trong từng câu chuyện tình yêu xoay quanh cuộc đời của từng nhân vật.
Nhà văn Vĩnh Quang Lê đã khái quát được hình bóng nhiều nhà rí thức trong chiến tranh, xây dựng tình yêu của nhân vật Quảng chân thật. Với Nhạn – mối tình thứ hai của anh thì anh ta lại thể hiện sự khao khát được yêu thương, “nâng niu và chờ đợi”. Nhưng lại sợ thất bại khi xa nhau thì “ngoài ba mươi tuổi không một ai chờ đợi anh, không một căn nhà đỏ lửa”. Anh ta chỉ coi tình yêu và hôn nhân được tác thành là “ làm tròn bổn phận duy trì nòi giống của con người”. Nhưng anh ta lại “trót yêu bằng cả tâm hồn”. Đến đây, ta có thể thấy, Nhạn là cô gái mà Quảng yêu thương nhất, cũng chính là người khiến anh đau khổ dằn vặt nhất. Tại sao ư? Phải chăng theo quan niệm xưa tình yêu khi bị cấm đoán tan vỡ mới là tình yêu đẹp? Ở Nhạn, anh tìm thấy những điều mà anh cần ở tình yêu, trong bức thư của anh, anh thể hiện sự đau khổ dằn vặt khi Nhạn rời xa anh, anh cầu xin cô tha thứ, bỏ qua những chuyện trong quá khứ. Nhưng cuối cùng vẫn bị cô chối bỏ. Vì sao? Vì mẹ Nhạn không thích anh, vì anh từng qua lại với Tuyết, Tuyết là vợ và có con với anh.
Ngược chiều quá khứ, tác giả để nhân vật của mình quay lại năm 1968, khi mà anh ta tròn đôi mươi và say đắm trong mối tình đầu và sống những ngày tháng sinh viên với bạn cùng phòng tên Hữu. Và là những nút thắt xung quanh câu chuyện các nhân vật Tuyết, Hữu, Xuân – cấp trên của Quảng khi anh đi làm cùng họ.
Tuyết là mối tình đầu của anh. Nhưng cô lại là cô gái đa tình, vì muốn có được quyền lực, cô sẵn sàng “sử dụng thân xác phụ nữ” để giành được cả tiền bạc và tình ái. Nhưng mỗi lần Quảng đòi hỏi yêu thương ở cô, cô đều tìm cách từ chối và bảo em muốn giành tất cả sự trinh trắng cho ngày cưới anh, nên Quảng vẫn rất tin tưởng cô.
Hữu – người bạn từ thời sinh viên cùng phòng của anh, lại là người yêu cũ của Tuyết, là một kẻ cơ hội. Đồ án thiết kế của Hữu có vấn đề khi không tính đến sự i – ông hóa, làm giảm tuổi thọ của thuyền xi măng. Quảng muốn đề nghị hoãn lại, không sản xuất dựa trên phương án này, nhưng lại bị Xuân, Tuyết phản đối.“Quá khứ là vết thương đã lành miệng, anh lại làm cho nó tái phát hay sao?” Sẽ lãng quên quá khứ, bỏ qua nó hay mình sẽ nhắc đến nó, để quá khứ chỉ đường dẫn lối cho tương lai? Xuân lại dọa Quảng không nên “vạch áo cho người xem lưng”, những khiếm khuyết này có thể bàn nhỏ nhẹ với nhau, và cho qua.
Như vậy chúng ta có thể thấy, ở đây, các nhân vật mỗi người có những cách đánh giá khác nhau. Đối với Quảng, anh là một con người nguyên tắc, có trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên, sự có trách nhiệm này của anh đã đưa đẩy anh đến hàng loạt những rắc rối sau này.
Còn nhân vật Hữu là kẻ cơ hội, bất chấp tất cả, lấy điểm yếu của nhân vật Quảng ra làm điều trao đổi, miễn để Quảng im bặt về sai sót của mình. Điều đó khiến nhân vật day dứt lựa chọn giữa tình cảm và lương tâm nghề nghiệp. Anh thấy hối hận khi đã “đổi hàng trăm ngàn tấn sắt thép” cho quyền lợi của một người. Chỉ vì anh muốn biết sự thật về con người của người yêu cũ của anh. Nhưng rồi, khi mọi việc lỡ dở, Quảng chấp nhận bị kiểm điểm, chấp nhận đi Trường Sơn chỉ vì không muốn nhận quyết định bổ nhiệm để im lặng, nhắm mắt cho qua chuyện xấu đang hoành hành trong viện của anh.
Khi Quảng đưa chuyện yêu đương lợi dụng của Tuyết với Xuân ra trước cơ quan, Xuân lại càng muốn chèn ép anh, Xuân tìm mọi cách đẩy anh ra chiến trường. Còn Tuyết, cô tìm mọi cách chối bỏ sự thật là mình có con với Xuân, cô vu cáo đó là con của Quảng, nhưng Quảng không thừa nhận, điều đó đã khiến anh chịu kỷ luật nặng nề của Viện, anh bị đẩy ra chiến trường hai tháng.
Nhạn theo Quảng đi ra chiến trường, và ở đây, tình yêu hai người nảy nở, họ cùng chăm sóc lẫn nhau trong những ngày gian nan vất vả. Như một sự éo le của số phận, Xuân đi thị sát chiến trường, đến đúng đại đội của Quảng. Và lần này, trong một trận đột kích, Xuân đã đầu hàng địch, Quảng không thể tha thứ cho hành động hèn nhát này và anh đã bắn chết Xuân. Quảng phải ra Bắc gấp để tường trình về cái chết của Xuân, anh có giấy gọi của Viện Kiểm Sát vì tội hủ hóa mà không nhận tội,lại còn bắn chết bạn,lập hồ sơ giả để bao che vụ trả thù Xuân này. Mẹ anh thì ốm nặng nhưng bà nhất mực không chịu đi viện chỉ vì muốn nhìn mặt con cháu của bà. Điều này khiến Quảng vô cùng khổ tâm nên buộc phải nói dối bà là Tuyết đã về quê chờ sinh.
Rồi tất cả mọi chuyện được sáng tỏ, Tuyết thừa nhận đứa con là con Xuân. Anh chia tay Nhạn vì muốn thương lấy đứa trẻ mồ côi, thương Tuyết. Nhưng cuối cùng, bị Tuyết từ chối, Nhạn cũng rời xa anh. Từ nay, anh sẽ không còn ai yêu thương. Sau này, anh có thể yêu ai đó, chắc gì đã hạnh phúc. Kết thúc tiểu thuyết, với Nhạn, người anh đã yêu, nhưng lại không đi được đến hôn nhân. Bi kịch trong tình yêu của Quảng là khi anh là một người luôn khao khát được yêu thương thì cuối cùng, trải qua những cuộc tình, người được anh lựa chọn lại không phải là người mang lại cho anh hạnh phúc, yêu thương.
Sau khi nhớ những chuyện trong quá khứ, Quảng quay trở lại hiện tại, lúc này, anh phải quyết định có đề bạt Hữu hay không. Anh không được phép chung chung, không được phép đứng giữa. Anh phải là “Người lãnh đạo hơn người khác hơn kẻ cơ hội ở chỗ không chỉ hành động mà hành động một cách định hướng nhất quán vì hạnh phúc của con người thật sự”. Anh đã quyết định không đề bạt Hữu.
Ý nghĩ “Dứt bỏ” lúc này đã vang lên trong anh như một hồi kèn xung trận, đã cảnh tỉnh người lãnh đạo phải làm việc vì hạnh phúc của con người. Không thể để tình trạng tài năng của từng người bị mai một vì những con người cơ hội. Đây cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh những người lãnh đạo thời bấy giờ. Câu chuyện như muốn nhắc nhở các vị lãnh đạo làm việc và có những quyết định dựa trên hạnh phúc và lợi ích của mỗi người. Dứt bỏ tạo ra niềm tin vào khoa học chân chính.