Dương thận: Vị thuốc quý của đàn ông

16-12-2008 12:05 | Y học cổ truyền
google news

Cái quý nhất của con dê đối với đàn ông là thận dê. Thận dê được gọi là dương thận, bao gồm dương nội thận (còn gọi là dương yêu tử) tức là quả thận thực sự và dương ngoại thận (dương thạch tử) tức là tinh hoàn.

Cái quý nhất của con dê đối với đàn ông là thận dê. Thận dê được gọi là dương thận, bao gồm dương nội thận (còn gọi là dương yêu tử) tức là quả thận thực sự và dương ngoại thận (dương thạch tử) tức là tinh hoàn.

Dương thận vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy, thường được dùng để chữa các chứng thận lao hư ổn, lưng đau gối mỏi, tai ù, tai điếc, liệt dương, di hoạt tinh, yếu sinh lý, đi tiểu đêm nhiều lần... Dương thận thường được sử dụng dưới dạng kết hợp với một số thực phẩm hay dược liệu để chế biến thành những món ăn hấp dẫn vừa có công dụng bổ dưỡng lại vừa có tác dụng phòng chống bệnh tật. Xin giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng.

de.jpg
Cái quý nhất của con dê đối với đàn ông là thận dê

Bài 1: Dương nội thận 1 quả, thịt dê 60g, lá kỷ tử 250g (có thể thay bằng kỷ tử 100g), gạo tẻ 60 - 90g, hành củ và gia vị vừa đủ.

Dương thận rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; thịt dê rửa sạch, thái quân cờ, sắc kỹ kỷ tử rồi bỏ bã lấy nước, cho thận và thịt dê vào ninh nhừ với gạo thành cháo, nêm gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Bổ thận âm, ích thận khí, tráng nguyên dương, dùng để trị các chứng lưng đau gối mỏi, tai ù, di niệu do thận hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

Bài 2: Dương nội thận 1 quả, nhục thung dung 30g. Dương thận rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; nhục thung dung tẩm rượu một đêm rồi thái lát, đem hầm cùng với dương thận, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng.

Công dụng: Bổ thận tráng dương, nhuận tràng thông tiện, dùng làm đồ ăn cho những người bị liệt dương, yếu sinh lý, táo bón do mệnh môn hỏa suy.

Bài 3: Dương ngoại thận 1 đôi, nước hầm xương lợn 1 bát, tủy lợn một đoạn, gia vị vừa đủ. Dương ngoại thận rửa sạch, thái miếng; đun nước hầm xương lợn cùng với gia vị và tủy lợn trong 15 phút, sau đó cho dương ngoại thận vào đun thêm chừng 3 phút là được, múc ra bát, ăn nóng.

Công dụng: Ích tinh, trợ dương, bổ thận, được dùng để chữa các chứng muộn con, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau lưng mỏi gối, suy giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể...

Bài 4: Dương nội thận 1 đôi, nhục thung dung 25g, thảo quả 5g, trần bì 5g, mỡ dê 100g, gia vị vừa đủ.

Thận dê làm sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng: mỡ dê thái miếng; sắc kỹ các vị thuốc rồi bỏ bã lấy nước, đem hầm với thận và mỡ dê, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng.

Công dụng: Bổ thận tráng dương, ôn trung kiện tỳ, nhuận tràng thông tiện, được dùng để chữa các chứng liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, tay chân lạnh, táo bón do thận dương hư.

Bài 5: Dương ngoại thận 1 đôi, nhung hươu 3g, rượu trắng 500ml. Dương ngoại thận tươi (lấy từ dê núi là tốt nhất), rửa sạch huyết rồi đem ngâm cùng nhung hươu với rượu trắng chừng nửa tháng là được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần từ 10-20 ml, kiêng hành, gừng, tỏi và hạt tiêu.

Công dụng: Bổ thận tráng dương, ích tinh dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, tinh dịch lạnh loãng, suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng...

Bài 6: Dương nôi thận 1 quả, bạch tật lê sao qua 120g, long nhãn 120g, dâm dương hoắc 120g, tỏa dương 120g, ý dĩ 120g. Tất cả đem ngâm với rượu trắng chừng nửa tháng, mỗi ngày uống 20ml.

Công dụng: Ôn thận tráng dương, ích tinh bổ tủy, khu phong trừ thấp, dùng để trị các chứng liệt dương, di mộng tinh, tinh lạnh, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc ở người già do thận hư.

Theo y học cổ truyền, một trong những chức năng quan trọng của tạng thận là chủ về sinh dục. Dê lại là loài động vật có khả năng hoạt động sinh dục mạnh mẽ bền bỉ, bởi vậy, quả thận và tinh hoàn của dê đã được người xưa sử dụng làm thức ăn và làm thuốc để chữa trị các chứng bệnh thuộc hệ sinh dục từ rất sớm. Đây là một trong những ví dụ điển hình của việc áp dụng học thuyết "dĩ tạng bổ tạng", "dĩ tạng liệu tạng" (lấy tạng để bồi bổ và chữa bệnh của tạng).

Theo Hoàng Khánh Toàn
danong.gif


Ý kiến của bạn