Theo nghiên cứu, ngoài rủi ro bị dị tật bẩm sinh, trong lượng trẻ sơ sinh quá nặng hay quá nhẹ, mắc hội chứng suy hô hấp, sảy thai, tăng huyết áp đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con thì khi mang thai nếu lượng đường huyết cao còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ vào giai đoạn cuối đời, đặc biệt là nguy cơ tăng bệnh đái tháo đường týp 2. Nghiên cứu còn cho thấy, trẻ sinh ra từ các bà mẹ có mức đường huyết cao vừa phải thai kỳ thì nguy cơ béo phì tăng gấp đôi, kéo theo cả bệnh đái tháo đường týp 2 và nhiều chứng bệnh nan y khác liên quan đến béo phì.
HAPO-FUS (Hyperglycemia and Adverse Pregnancy Outcomes-Follow-up Study) là nghiên cứu được thực hiện ở 23.000 cặp me và con trong thời gian 10 đến 14 năm sau khi sinh. Cụ thể, mức đường trong máu của người mẹ, kể cả ở nhóm không mắc bệnh tiểu đường, có thể ảnh hưởng đến trọng lượng và lượng mỡ cơ thể của trẻ sơ sinh. Dự án HAPO-FUS muốn so sánh ảnh hưởng lâu dài của nồng độ đường huyết cao với những người bình thường.
Trong nghiên cứu, nhóm đề tài đã kiểm tra gần 4.700 bà mẹ mắc bệnh đái tháo đường týp 2, tiền đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa glucose khác. Kết quả, mức tăng glucose trong máu gây bất lợi cho cả mẹ lẫn con. Đối với những người có lượng đường trong máu thai kỳ cao, gần 11% trẻ sinh ra bị đái tháo đường týp 2 và 42% bị tiền đái tháo đường. Trong khi đó ở nhóm phụ nữ có mức đường huyết thai kỳ bình thường thì tỉ lệ này chỉ có 2 và 18%.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu xem xét 4.800 trẻ em để xác định xem chúng có béo phì hay không dựa chỉ số khối lượng cơ thể (BMI), tỉ lệ mỡ cơ thể, độ dày nếp nhăn da và chu vi vòng eo. Kết quả, trẻ em sinh ra ở nhóm mẹ bầu có đường huyết cao có nhiều khả năng bị béo phì. Ví dụ, 19% trẻ em sinh ra từ các bà mẹ có đường huyết cao bị béo phì so với 10% từ các bà mẹ có mức bình thường.
Theo đồng tác giả nghiên cứu Barbara Linder cho rằng, phát hiện trên giúp y học hiểu sâu thêm về mức
độ tăng đường huyết khi mang thai để đưa ra những khuyến cáo cụ thể cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, duy trì lối sống và ăn uống cân bằng, khoa học cũng như những can thiệp cần thiết để giúp trẻ khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.