Đường hầm xuyên Á - Âu đi vào hoạt động

30-10-2013 22:12 | Quốc tế

Ngày 29/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã khai trương Marmaray, hầm đường sắt xuyên biển nối liền hai bờ Á-Âu. Tổng chi phí cho dự án này vào khoảng 4,5 tỷ USD. Dự án này đã hoàn tất giấc mơ 150 năm của người dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 29/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã khai trương Marmaray, hầm đường sắt xuyên biển nối liền hai bờ Á-Âu. Tổng chi phí cho dự án này vào khoảng 4,5 tỷ USD. Dự án này đã hoàn tất giấc mơ 150 năm của người dân Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Đường hầm xuyên Á - Âu đi vào hoạt động 1
Đường hầm Marmaray sẽ giúp hành khách có thể đi tàu hỏa thẳng từ Trung Quốc tới các nước Tây Âu. Đây cũng được xem như "con đường tơ lụa" thời hiện đại. Dự án này được khẳng định là tuyến hầm đường sắt ngầm dưới biển sâu nhất thế giới khi vị trí sâu nhất cách mặt nước tới 62m.
 
Đường hầm xuyên Á - Âu đi vào hoạt động 2
Dự án được dự định hoàn thành vào năm 2009 nhưng do phát lộ nhiều di chỉ khảo cổ lớn trong quá trình xây dựng, dự án đã phải trì hoãn mất 4 năm. Nhưng cũng nhờ đó, Istanbul được chứng minh có lịch sử 8500 năm, thay vì 6000 năm như các thông tin trước đây.
 
Đường hầm xuyên Á - Âu đi vào hoạt động 3
Với tổng chiều dài 13,6km, trong đó có 1,4km chìm dưới biển, tuyến hầm đường sắt này sau khi hoàn tất mọi hạng mục, ước tính có tổng mức đầu tư khoảng 9,3 tỷ lira, tương đương 4,5 tỷ USD. Trong đó gần 1 tỷ USD là vốn tài trợ của Nhật Bản. Bởi vậy, tại lễ khai trương, ngoài Tổng thống và Thủ tướng nước chủ nhà, trong số khách mời còn có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hiện một tuyến đường hầm khác chỉ dành cho xe ôtô cũng đang được thành phố này xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015.

HG (Theo AFP)


Ý kiến của bạn