Đầu gối có cấu tạo gồm xương đùi, xương chày, xương bánh chè, lớp sụn bao bọc đầu xương, hệ thống gân, cơ và dây chằng, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong chuyển động của chân và giữ thăng bằng cho cơ thể. Vì thế bạn không nên chủ quan khi khớp gối xuất hiện dấu hiệu bất thường nào.
Vì sao bị đau sau đầu gối khi duỗi thẳng chân?
Nếu cảm giác đau phía sau đầu gối xuất hiện sau khi vận động, chơi thể thao thì có thể do:
- Chuột rút: Là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, kéo dài từ vài giây đến vài phút, thường xuất hiện ở bắp chân, bàn chân hoặc nhóm cơ đùi gần mặt sau đầu gối.
- Căng cơ đùi sau: Cơ đùi sau giúp kết nối xương cẳng chân với xương đầu gối, nên nếu bị kéo giãn quá mức sẽ dẫn đến duỗi thẳng chân bị đau sau đầu gối.
- Chạy bộ sai kỹ thuật: Nếu bạn chạy bộ sai tư thế, xoay chân quá nhiều… có thể khiến gân bị co kéo, cơ bắp và dây chằng bị căng gây đau đầu gối.
Nhưng đầu gối là khu vực chịu nhiều áp lực từ những hoạt động hàng ngày, nên đau sau đầu gối cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cơ xương khớp.
- Viêm khớp gối: Xảy ra do phần xương sụn trơn bị mòn, khiến các xương cọ xát vào nhau nhiều gây đau nhức và khó khăn khi co duỗi, đi lại.
- Viêm gân bánh chè: Bệnh đặc trưng bởi cảm giác đau liên tục ở vị trí trước gối và nặng hơn khi vận động, gấp duỗi chân.
- Tràn dịch khớp gối: Là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối, thường gặp sau chấn thương làm khớp bị sưng nề, giảm chức năng vận động.
- Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Đi cùng với cơn đau, viêm bao hoạt dịch khớp gối còn gây cứng khớp, khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi duỗi thẳng chân, đứng lên, ngồi xuống.
Bị đau phía sau đầu gối, người bệnh nên làm gì?
Khi cơn đau đầu gối xuất hiện, người bệnh nên dừng các hoạt động, nghỉ ngơi để tránh gây áp lực lên khớp gối. Sau đó có thể xoa dịu cơn đau bằng cách:
- Chườm lạnh: Giúp giảm đau, sưng viêm với các trường hợp đau khớp gối do chấn thương, căng cơ.
- Đeo băng gối: Cách này vừa hỗ trợ giảm đau, vừa cố định khớp gối tránh bị sai lệch nhiều.
- Thực hiện một số bài tập kéo giãn cơ bắp chuối, cơ đùi sau… có thể giảm đau mặt sau đầu gối, khôi phục khả năng vận động của nhóm cơ này.
Người bệnh cũng nên dùng nạng hoặc gậy khi đi lại để giảm trọng lượng của cơ thể tác động lên đầu gối, nhờ đó tổn thương nhanh hồi phục hơn.
Duỗi thẳng chân bị đau sau đầu gối khi nào đi thăm khám?
Nếu cơn đau giảm dần sau khi chăm sóc tại nhà thì người bệnh có thể theo dõi thêm. Trong thời gian này không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu lạm dụng có thể gây hại xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng gan, thận.
Nếu cơn đau kèm triệu chứng tê, yếu chân hoặc kéo dài hơn 2 tuần, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, vì có thể đau xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng hơn.
Với cơn đau xuất phát từ bệnh lý xương khớp, liệu trình kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic và Vật lý trị liệu mang lại hiệu quả điều trị tốt. Chiropractic với thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật sẽ đưa sai lệch xương khớp về vị trí bình thường, giúp đau thuyên giảm và sớm biến mất. Còn Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng giúp khớp gối vững hơn, tăng tuần hoàn, thúc đẩy hiệu quả phục hồi.
Phòng khám ACC có hơn 18 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh cơ xương khớp cấp và mãn tính. Với phương châm "Chữa đúng cách, lành cơn đau" và liệu trình kết hợp Chiropractic và Vật lý Trị liệu với trang thiết bị hiện đại như tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… và chương trình Phục hồi chức năng Pneumex Pneuback cá nhân hóa theo tình trạng người bệnh giúp mang đến kết quả tối ưu ngay từ đầu. Có nhiều người bệnh thoát khỏi cơn đau khớp gối mà không dùng thuốc, không phẫu thuật, an toàn cho sức khỏe.
Để ngăn ngừa đau sau khớp gối tái phát, bác sĩ ACC khuyên người bệnh nên:
- Sử dụng giày thể thao vừa vặn, êm ái và tránh chạy trên đường cứng, gồ ghề.
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập.
- Dùng lực vừa phải khi vận động, không chuyển hướng hoặc dùng lực mạnh đột ngột.
Hơn hết, khi khớp gối đau nhức, nên theo dõi và đi thăm khám nếu không thuyên giảm. Chủ động chăm sóc khớp gối từ sớm, giúp tránh đau trở nặng, khiến điều trị phức tạp, mất thời gian và tiền bạc.
Hệ thống Phòng khám ACC - Thành viên tập đoàn FV - 99, Nguyễn Du, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM. Tel: (028) 3939 3930 - Tầng 1, 86 Tản Đà, P.11, Q.5, TP.HCM. Tel: (028) 3838 3900 - Lầu 1 & 2 - Tòa nhà HDI Tower, 55 Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (024) 3265 6888 - Website: https://acc.vn |
PV