Nga tiên phong trong lĩnh vực sản xuất loại thuốc chống lão hóa?
Cuối tháng 12 vừa qua, Tổng thống Nga - Vladimir Putin tới thăm Nhà máy Biocad của Tập đoàn công nghệ sinh học tiên tiến hàng đầu của Nga đóng tại St Petersburg, nơi đang nghiên cứu, bào chế thuốc chống lão hóa và chữa ung thư. Theo Alexander Karabelsk - chuyên gia phụ trách về dự án nghiên cứu thuốc chống lão hóa của Biocad, hy vọng trong vòng 1 năm nữa, nhà máy sẽ cho ra đời sản phẩm hữu hình. Ông cho biết: Mục tiêu của Biocad không chỉ là kéo dài tuổi thọ mà còn muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp con người trẻ hơn so với tuổi thực.
Loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư - hai căn bệnh nan y có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới hiện nay. Nếu thử nghiệm lâm sàng thành công, loại dược thiện này sẽ kéo dài tuổi thọ con người tới 130 năm trong vòng 2 - 3 thập kỷ tới.
Triển vọng của dược thiện “cải lão hoàn đồng”
Năm 2016, tại Mỹ, người ta đã đưa vào thử nghiệm thuốc kéo dài tuổi thọ trên con người trong khuôn khổ dự án mang tên Targeting Aging with Metformin (Tạm biệt tuổi già bằng metformin hay TAME). Đó là dùng thuốc chữa đái tháo đường metformin theo đề xuất của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Đây cũng là sản phẩm “cải lão hoàn đồng” đầu tiên trên thế giới được đưa vào thử nghiệm cho con người.
GS. Gordon Lithgow - chuyên gia lão khoa, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, đây là ý tưởng mới mẻ, điểm nhấn y học trong 1/4 thế kỷ trở lại đây. Metformin dùng điều trị đái tháo đường có tác dụng làm tăng lượng phân tử oxy trong tế bào, từ đó kích thích sức khỏe và tăng tuổi thọ.Thử nghiệm metformin trên loài giun Celegans cho thấy chúng không chỉ làm chậm lão hóa mà còn giúp loài côn trùng này sống khỏe hơn, tiếp tục thử nghiệm trên chuột cũng cho kết quả tương tự.Trung bình, vòng đời của chúng tăng lên gần 40%, xương cốt cứng hơn sau khi được điều trị metformin.Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Cardiff, những bệnh nhân đái tháo đường được sử dụng thuốc metformin đều sống lâu hơn những bệnh nhân không sử dụng loại thuốc này.
Từ lâu, việc sản xuất ra loại thuốc chống lão hóa là mong ước của y khoa toàn thế giới.
Không vì vậy, trong vòng 5 - 10 năm nữa, con người sẽ có dược thiện “cải lão hoàn đồng”, giúp kéo dài tuổi thọ đến 150 năm hoặc lâu hơn. GS. Peter Smith - Trưởng khoa Dược, Đại học New Smith Wele, Australia cho biết, nguyên lý hoạt hóa của dược phẩm này là làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể. Ví dụ, một bé gái ra đời năm 2017, nếu biết áp dụng các tiến bộ khoa học, sử dụng dược thiện “cải lão hoàn đồng” có thể sống thọ trên 1 thế kỷ. Hoặc nhóm người nghỉ hưu ở tuổi 60 hay 65 như hiện nay có thể “tái khởi nghiệp”giống như khi họ mới bước vào tuổi 20 hay 30 tuổi. Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện thấy, cơ thể con người có nhiều khả năng kỳ lạ, có thể tự sửa chữa. Nếu được bổ sung thêm dược thiện sẽ giúp phát huy các cơ chế này, hạn chế quá trình già nua đến sớm, kéo dài tuổi thọ. Ví dụ, các nhà khoa học đã tìm ra resveratrol, hợp chất thực vật có trong rượu vang đỏ, có thể kéo dài tuổi thọ của nấm men, sâu, ruồi giấm và chuột thông qua quá trình kích hoạt các protein. Hiện nay, khoa học đang bắt tay vào bào chế thuốc dành cho các bệnh nhân cao tuổi, sau đó tiếp tục nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc trì hoãn cơ chế lão hóa để trong 5 - 10 năm tuổi thọ con người sẽ được kéo dài trên 100, thậm chí tới 150 năm.
Cũng về thuốc chống lão hóa, trang tin Sciencedaily.com số ra đầu tháng 6/2016 tiết lộ, khoảng 2 năm nữa, trên thị trường sẽ xuất hiện dược thiện giúp con người trẻ mãi không già. Thuốc này có thể đảo ngược tổn hại của chứng bệnh mất trí nhớ và một số căn bệnh liên quan đến lão hóa. Thực chất, viên thuốc này có chứa các loại vitamin quen thuộc như B, C, D, acid folic, tinh chất trà xanh, dầu cá...
Sản phẩm của ĐH McMaster (MU), Canada nghiên cứu đã được thử nghiệm trên chuột bị tổn thương tế bào não giống như người bệnh Alzheimer. Kết quả, nhiều chức năng của cơ thể được cải thiện như ngoại hình, thị lực, thính lực, khả năng vận động và khả năng cân bằng của cơ thể... Đây là những suy yếu do tuổi tác nhưng nhờ thuốc, mọi thứ đã được “tua lại” và trở nên trẻ hóa. Theo GS. Jennifer Lemon - người đứng đầu nghiên cứu ở MU, thuốc nói trên có thể giải cứu những người mắc bệnh trầm trọng, nhất là nhóm bệnh thần kinh như Alzheimer hoặc Parkinson khỏi bị “giam cầm” trong cơ thể, giúp họ sống lâu hơn, minh mẫn hơn. Loại thuốc này có tác dụng kích hoạt ti thể não bộ bài tiết ít gốc tự do hơn, thủ phạm tạo ra quá trình lão hóa. Qua thử nghiệm trên loài gặm nhấm bằng những mảnh nhỏ thức ăn trộn với thuốc nói trên trong nhiều tháng cho thấy, ti thể trong não chuột sản sinh ra ít gốc tự do hơn nên các tế bào não chuột phục hồi đáng kể. Thử nghiệm trên côn trùng cũng cho kết quả tương tự, trung bình dế mèn có tuổi thọ 120 ngày, nay đã có thể sống tới 257 ngày - tức gấp đôi. Dự kiến tới đây, các nhà khoa học sẽ tiến hành thí nghiệm trên người để xác định hiệu quả.Nếu thành công, trong vòng 2 năm tới sẽ được đưa ra thương phẩm dùng cho con người.