Dược sĩ cảnh báo 4 loại thuốc không nên dùng chung với thực phẩm

20-10-2022 14:54 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng nên được dùng cùng với thức ăn để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên cũng có một số loại thuốc bạn nên dùng khi bụng đói.

Dược sĩ cảnh báo: 4 loại thuốc không nên dùng chung với thực phẩm - Ảnh 1.

Có một số loại thuốc bạn nên dùng khi bụng đói.

"Bổ sung Vitamin D với một bữa ăn có chất béo để hấp thụ tốt hơn hoặc bổ sung magie trong bữa ăn để giảm đau bụng và tiêu chảy" – Dược sĩ Nancy Salman với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm tư vấn.

Tuy nhiên, thực tế, có một số loại thuốc bạn nên dùng khi bụng đói. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ, một số loại thuốc cần được uống trước khi ăn hoặc khi bụng đói là bởi vì thức ăn và một số đồ uống có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của các loại thuốc này.

Cụ thể, uống một số loại thuốc cùng lúc tiêu thụ thực phẩm có thể ngăn dạ dày và ruột của bạn hấp thụ thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hơn. Ngoài ra, một số thực phẩm có thể tương tác với thuốc, bằng cách tăng hoặc giảm lượng thuốc trong máu đến mức nguy hiểm tiềm ẩn hoặc mức quá thấp để có hiệu quả.

Sau đây là 4 loại thuốc bạn không nên dùng chung với thực phẩm, theo tư vấn của các dược sĩ:

1. Thuốc kháng sinh

Tiến sĩ HaVy Ngo-Hamilton - Chuyên gia tư vấn lâm sàng của hãng dược phẩm BuzzRx cho biết: "Ăn thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa, có thể ngăn cơ thể hấp thụ một số kháng sinh".

2. Sắt

Dược sĩ cảnh báo: 4 loại thuốc không nên dùng chung với thực phẩm - Ảnh 4.

Sắt được hấp thụ tốt nhất khi uống lúc đói, với nước hoặc nước hoa quả.

Theo Mayo Clinic, sắt được hấp thụ tốt nhất khi uống lúc đói, với nước hoặc nước hoa quả (người lớn: 1 ly đầy hoặc 237 ml; trẻ em: ½ ly hoặc 118 ml), khoảng 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Tuy nhiên, để giảm thiểu khả năng bị đau dạ dày, sắt cũng có thể được uống cùng với thức ăn hoặc ngay sau bữa ăn.

3. Statin

Dược sĩ cảnh báo: 4 loại thuốc không nên dùng chung với thực phẩm - Ảnh 5.

Nước ép bưởi có thể dẫn đến tăng hấp thu các loại thuốc như một số loại statin được sử dụng để giảm cholesterol (Zocor, Lipitor).

Tiến sĩ Ngo-Hamilton nói: "Các loại thực phẩm cụ thể có thể gây ra vấn đề bằng cách cho phép nhiều thuốc đi vào máu và khiến bạn có nguy cơ bị nồng độ thuốc cao nguy hiểm.

Ví dụ như nước ép bưởi, có thể dẫn đến tăng hấp thu các loại thuốc như một số loại statin được sử dụng để giảm cholesterol (Zocor, Lipitor), một số loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao (Procardia, Adalat CC) và nhịp tim bất thường (Pacerone, Cordarone)".

4. Thuốc tuyến giáp thay thế
Dược sĩ cảnh báo: 4 loại thuốc không nên dùng chung với thực phẩm - Ảnh 6.

Nên uống các loại thuốc như levothyroxine (Synthroid) khi dạ dày không có thức ăn.

Theo Tiến sĩ Ngo-Hamilton, nên uống các loại thuốc như levothyroxine (Synthroid) và các loại thuốc dùng để điều trị loãng xương, chẳng hạn như alendronate (Fosamax) và ibandronate (Boniva) khi dạ dày không có thức ăn. Bởi thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc này, khiến thuốc kém hiệu quả hơn.

Mời độc giả xem thêm video dưới đây:

8 ca phẫu thuật ghép cơ thể gây chấn động cả thế giới


Hà Anh (Theo Eat This)
Ý kiến của bạn