Dược liệu trở thành cây trồng mũi nhọn giúp xóa nghèo

17-09-2023 13:32 | Xã hội

SKĐS - Tỉnh Lào Cai xác định các loài cây dược liệu sẽ trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập, thậm chí làm giàu.

Đồng bào vùng cao Thanh Hóa sống nhờ vào cây dược liệuĐồng bào vùng cao Thanh Hóa sống nhờ vào cây dược liệu

SKĐS - Nhờ vào việc chuyển đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, tự phát sang mô hình hợp tác xã sản xuất theo quy trình hiện đại… người dân đồng bào vùng cao tỉnh Thanh Hóa đã có thêm thu nhập, cuộc sống dần ổn định hơn.

Từ vài năm trở lại đây, tỉnh Lào Cai đã từng bước đưa cây dược liệu vào cơ cấu cây trồng "mũi nhọn", thay thế cây lúa, ngô để xóa nghèo nhanh và bền vững. Từ đây, các làng nghề truyền thống sản xuất và sử dụng thảo dược để xuất khẩu dần được hình thành và có xu hướng phát triển mạnh, thu hút một lực lượng lao động trong khu vực dân cư thôn bản.

Mặt khác, việc mở rộng quy mô hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên những cơ hội kinh tế quan trọng cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, làng nghề sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ phát triển, góp phần vào việc cải thiện đời sống người dân và làm thay đổi diện mạo nền kinh tế ở địa phương.

Ví dụ như 1 vườn tam thất diện tích hơn 3ha có thể thu hoạch hơn chín tấn củ tươi và sáu tạ hoa; giá củ tươi là 700 nghìn đồng/kg, hoa là 500 nghìn đồng/kg, thu về gần 7 tỷ đồng.

Tam thất trồng ở Si Ma Cai, cả củ và hoa hiện đang được người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng bào ở các xã vùng cao Si Ma Cai còn chuyển đổi đất ruộng, nương đồi sang trồng cây đương quy cho thu nhập cao gấp từ ba đến năm lần so với trồng ngô, lúa truyền thống.

Dược liệu trở thành cây trồng mũi nhọn giúp xóa nghèo - Ảnh 2.

Lào Cai sẽ tiếp tục duy trì và phát triển nhằm nâng cao chất lượng, giá trị cây dược liệu đối với các chủng loại có tiềm năng, lợi thế như: tam thất, atiso, đương quy...

Lào Cai là một trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam. Trên thực tế, tiềm năng và cơ hội phát triển dược liệu của Lào Cai là rất lớn. Nguồn dược liệu của cộng đồng các dân tộc Lào Cai ngày càng được mở rộng không chỉ cho thấy, vai trò quan trọng của loại cây trồng này trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp mà còn chứng tỏ nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm dược liệu của Lào Cai ngày càng tăng cao.

Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030, đưa cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp; đưa diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh lên 22 chủng loại chính; 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO) và được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Để đạt được mục tiêu, trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai chú trọng phát triển sản xuất dược liệu gắn với hoạt động du lịch sinh thái, phát huy các thế mạnh của địa phương, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững; xây dựng thương hiệu và cấp mã cho các vùng trồng cây dược liệu gắn với thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm, tạo ra sản phẩm làm quà cho du khách mang nét đặc trưng riêng của Lào Cai. 

Đồng thời, xây dựng mới các mô hình theo hướng bảo tồn và phát triển cây dược liệu bền vững; đồng thời, địa phương tiếp tục chuyển giao công nghệ, khuyến nông đào tạo tập huấn cho nông dân về sản xuất dược liệu an toàn, chất lượng để đáp ứng yêu caầu thu mua của doanh nghiệp

Xem thêm video được quan tâm:

Đau nhức xương khớp và 1 số bài thuốc Đông y đơn giản.


Thành Long
Ý kiến của bạn